Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo của 7 Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu nhằm thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương,ếnhậpkhẩuôtôvàhàngngànmặthàngchuẩnbịvềsoi kèo bóng đá me đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Các hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực vào năm 2018 và thuế suất của rất nhiều mặt hàng sẽ về 0% vào đầu năm sau.
Dự thảo của 7 Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu nhằm thực hiện các hiệp định thương mại mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) giai đoạn 2018-2023; Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) giai đoạn 2018-2022; Hiệp định thành lập khu vực tự do ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA) giai đoạn 2018-2022; Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2018-2020; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) giai đoạn 2018-2022; Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) giai đoạn 2018-2021 và đáng chú ý là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018-2022.
Để thực hiện các hiệp định thương mại này, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo về mức thuế ưu đãi cho hàng ngàn mặt hàng theo đúng lộ trình đã cam kết.
Như vậy, vào đầu năm sau, thuế nhập khẩu của hàng ngàn mặt hàng sẽ cắt giảm về 0% trong đó, thuế nhập khẩu nhiều dòng ô tô được nhập khẩu từ khu vực ASEAN sẽ hoàn toàn được cắt giảm.
Việc giảm thuế nhập khẩu ô tô từ các quốc gia trong khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ khiến cho thị trường ô tô thay đổi và người tiêu dùng có thể mua xe với mức giá rẻ hơn nhưng cũng mang đến không ít thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Kể từ đầu 2017, khi mức thuế giảm thêm theo lộ trình, nhiều nhà sản xuất đã có xu hướng dừng lắp ráp một số dòng xe có sản lượng thấp để chuyển sang nhập khẩu từ khu vực.