Hội đồng trường_tỷ số belarus

Hiện trạng,ộiđồngtrườtỷ số belarus những vướng mắc, mâu thuẫn và đề xuất giải pháp cho vấn đề hội đồng trường trong cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng đã được bàn thảo sôi nổi tại Hội thảo “Hội đồng trường – Khâu đột phá trong việc thực hiện tự chủ đại học” diễn ra ngày 20/4 tại ĐH Sao Đỏ, Hải Dương.

Hội đồng trường vẫn là người “bên trong”

Câu chuyện người "bên trong", "bên ngoài" đặt ra nhiều khúc mắc cho vấn đề lập hội đồng trường.

{keywords}

Hội thảo có sự tham gia của đại diện các trường ĐH, CĐ trên cả nước

TS. Võ Thanh Bình – Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – đưa ra những con số cho thấy hiện trạng của hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục hiện nay: Có 58/169 cơ sở giáo dục đại học công lập có hội đồng trường, chiếm 34,3%. Tuy nhiên, chủ tịch hội đồng trưởng ở các cơ sở này chỉ ở cấp trưởng khoa, phòng hoặc tương đương trực thuộc thay vì một người “ngoài trường”.

Theo GS. Phạm Phụ, chức năng của hội đồng trưởng là cầu nối giữa nhà trường và chủ sở hữu cộng đồng, xây dựng chính sách, đảm bảo sự hoàn thành nhiệm vụ của bộ phận thực thi.

Trong khi đó, hội đồng trường của các trường ở Việt Nam hiện nay đều mang tính tư vấn. Ở một số trường có hội đồng trường thì thành viên của hội đồng lại gồm hiệu trưởng, các trưởng khoa, phòng, ban, Đảng ủy, công đoàn, một số giáo sư… Về bản chất vẫn là hội đồng hành chính “bên trong” của nhà trường, thay vì một hội đồng gồm những thành viên “bên ngoài” trường.

Một trong những nguyên nhân khiến hội đồng trường chưa được thành lập hoặc đã thành lập nhưng hoạt động chiếu lệ là “hiệu trưởng các trường đại học công lập chưa thực sự sẵn sàng trao quyền cho hội đồng trường”. Hay nói thẳng ra như Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Hải Phòng là “hiệu trưởng không muốn chia sẻ quyền lực. Chẳng ai muốn thành lập ra một tổ chức giám sát mình, bắt mình phải giải trình”.

Có nên để hiệu trưởng thành lập hội đồng trường?

Là một người trong cuộc, vị chủ tịch này cho rằng, nếu hội đồng trường thành lập theo đúng Luật Giáo dục về Điều lệ trường Đại học thì chẳng khác gì bộ máy quản lý mở rộng. "Mà đã là bộ máy quản lý mở rộng thì tất cả hoạt động đều rất hình thức. Nếu ông chủ tịch cố tình làm thì sẽ dẫn đến xung đột giữa hội đồng trường với hiệu trưởng. Cho nên, điều tiên quyết là phải sửa luật" – ông đề xuất.

Ví dụ như, trong thể chế, hiệu trưởng chỉ thực hiện các quyết định theo Đảng ủy. Đảng ủy lãnh đạo toàn diện thì hội đồng trường đứng ở chỗ nào? Nếu không tìm được một vị trí giữa Đảng ủy và ban giám hiệu thì hội đồng trường ra đời rất hình thức.

{keywords}

PGS.TS Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng ĐH Hồng Đức: "Phó chủ tịch UBND kiêm nhiệm chủ tịch HĐT thì có thể ông ấy sẽ làm, chứ bắt xuống làm chuyên trách hội đồng trường thì không bao giờ người ta xuống”

Thêm nữa, theo quy định hiện tại, hiệu trưởng là người đứng ra thành lập hội đồng trường. Vậy thì, “hiệu trưởng sẽ tìm những người là người của mình, đưa toàn bộ bộ phận quản lý của mình vào, biến hội đồng trường thành một bộ máy quản lý mở rộng”.

Ông đề xuất, chủ tịch hội đồng trường phải là do cơ quan cấp trên thành lập, đưa ra tranh cử và bầu trực tiếp.

"Phó Chủ tịch tỉnh không bao giờ xuống làm chủ tịch hội đồng trường"

Phản biện lại đề xuất chủ tịch hội đồng trường phải là người ngoài trường, không kiêm nhiệm bất cứ vị trí nào trong trường, Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa - ông Nguyễn Mạnh An cho rằng, chủ tịch hội đồng trường phải là người lãnh đạo số 1 của ngôi trường đó, phải có trình độ ngang bằng hoặc giỏi hơn hiệu trưởng vì họ còn là người bầu ra hiệu trưởng. 

Trong trường hợp của ĐH Hồng Đức là trường trực thuộc UBND Tỉnh, nên “nếu lấy một ông phó chủ tịch UBND tỉnh hay Trưởng ban tuyên giáo có bằng tiến sĩ thì ông ấy không thể làm chuyên trách được mà phải kiêm nhiệm. Phó chủ tịch UBND kiêm nhiệm chủ tịch HĐT thì có thể ông ấy sẽ làm, chứ bắt xuống làm chuyên trách hội đồng trường thì không bao giờ người ta xuống”.

Hiệu trưởng ĐH Hồng Đức tán thành quan điểm thành lập hội đồng trường để tiến tới tự chủ, tuy nhiên sẽ xuất hiện vấn đề không còn cơ quan chủ quản nữa. Trong khi đó, với các trường địa phương như ĐH Hồng Đức, “xin một người là Sở Nội vụ, xin một đồng cũng là Sở Tài chính, nên tôi cho rằng không thể bỏ ngay cơ quan chủ quản được, mà phải có lộ trình”.

Đồng quan điểm với lãnh đạo ĐH Hồng Đức, đại diện một trường cao đẳng y tế ở phía Nam cũng băn khoăn về tiêu chuẩn chọn chủ tịch hội đồng trường. “Nếu chủ tịch có trình độ ngang bằng hoặc hơn hiệu trưởng thì trường sẽ phát triển, nếu không thì chủ tịch hội đồng trường sẽ làm cản trở sự phát triển”.

{keywords}

Người bên ngoài liệu có làm tốt chiến lược phát triển trường là điều mà đại diện một trường cao đẳng y tế quan tâm

“Theo luật, nếu lấy một người ngoài ngành làm chủ tịch hội đồng trường có thể tốt về quyền hạn, sự giúp đỡ nhưng xem chừng chiến lược phát triển trường thì không bằng người bên trong”.

Đôi khi cứ ngồi ở ủy ban quyết một cái là anh em hiệu trưởng, hiệu phó cứ dạ dạ vâng vâng thì không phải là đột phá nữa, mà mang tính chất chỉ đạo trên xuống dưới” – ông nói.

Vị này đề xuất “sử dụng các thầy nguyên là lãnh đạo trường đã về hưu, sẽ vừa đảm bảo tiêu chí là người bên ngoài lẫn tiêu chí về khả năng lãnh đạo".

Ông cũng đặt ra vấn đề bậc lương của chủ tịch hội đồng trường ngang bằng với hiệu trưởng đã là hợp lý hay chưa. “Quyền và trách nhiệm của hội đồng trường còn nhiều điều phải nói. Tôi cho rằng đây là vấn đề khó, thách thức nhiều hơn là cơ hội. Phải giải quyết theo tình huống, bối cảnh, thực trạng cụ thể của từng đơn vị”.

Phải thể chế hóa chức năng và các mối quan hệ

Trong các tham luận tại hội thảo, GS. Phạm Phụ đã chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế mà theo ông là có ý nghĩa then chốt nhất, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của hội đồng trường trong tự chủ đại học.

Ông cho biết, trên thế giới, hệ đại học Anh Mỹ có mức độ tự chủ đại học cao nhất, sau đó đến hệ đại học châu Âu và đại học châu Á (trừ trường hợp của Singapore). Tuy vậy, ở Mỹ, mức độ tự chủ đại học cũng có một phổ khá rộng, từ mức Nhà nước chỉ giám sát cho đến mức kiểm soát.

Ở Việt Nam, cơ sở đại học rất đa dạng về chủ sở hữu, năng lực và đặc điểm. Vì vậy, Nhà nước cần có nhiều mức độ tự chủ khác nhau cho các cơ sở giáo dục đại học khác nhau.

{keywords}

"Quá trình thực hiện tự chủ đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực" - GS. Phạm Phụ khẳng định

Theo GS Phạm Phụ, tự chủ đại học không chỉ có việc thành lập hội đồng trường và tự chủ tài chính, mà có đến 7 nội dung khác nhau gồm có: nghiên cứu và công bố, nhân sự, chương trình giảng dạy, chuẩn mực học thuật, sinh viên, quản trị trường và hành chính và tài chính.

Để có một hội đồng trường đúng nghĩa, GS Phạm Phụ đưa ra một số lưu ý: cơ cấu đa dạng (về tuổi tác, trình độ, tính chất công việc..), thành phần bên ngoài trường lớn hơn thành phần bên trong trường, hội đồng trường chỉ ra quyết định trong các kỳ họp, ngoài ra không can thiệp và ra lệnh với hiệu trưởng cũng như các thành viên khác của trường, hội đồng trường là quan tòa cuối cùng của những mâu thuẫn nội bộ, các thành viên hội đồng trường cần được tập huấn về chức năng và cách làm việc.

Ông cho rằng, quá trình thực hiện tự chủ đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực mà lâu nay phần lớn tập trung ở cơ quan chủ quản và Hiệu trưởng. “Mà quyền lực luôn là điều ham muốn của mọi người. Vì vậy, nếu không “thể chế hóa” chức năng và các mối quan hệ thì khó lòng mà thực hiện tự chủ đại học”.

Có đi sẽ có đến, nếu ngại vướng chỗ nọ chỗ kia mà không đi thì sẽ không bao giờ đến” – ông nói.

Nguyễn Thảo