Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Phải nâng trũng, vun cao cho giáo dục ĐBSCL'_keo nha cai dem nay
ĐBSCL vẫn là "vùng trũng" giáo dục
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đây là hội nghị quan trọng để trao đổi bàn bạc giải quyết bài toán không mới nhưng rất cần có sự đầu tư thêm và đầu tư sâu,ộtrưởngPhùngXuânNhạPhảinângtrũngvuncaochogiáodụcĐkeo nha cai dem nay đó là phát triển giáo dục ĐBSCL.
Hội nghị đánh giá thực trạng giáo dục mầm non, phổ thông khu vực ĐBSCL được tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 25/5 |
Theo ông Nhạ, dù có sự cố gắng trong phát triển kinh tế, quan tâm tới các vấn đề xã hội, nhưng ĐBSCL vẫn là “vùng trũng” về giáo dục đào tạo.
“Chúng ta cần bàn tương lai cho giáo dục ĐBSCL trong 5-10 năm tới. Vấn đề đặt ra là phải nâng trũng, vun cao cho giáo dục ĐBSCL. Nhưng làm cách nào cần được phân tích kỹ lưỡng, thấu đáo - đâu là nút thắt do khách quan, đâu là do chủ quan. Nếu không quyết tâm hóa giải những hạn chế của giáo dục thì khoảng cách giữa điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và cung cấp nguồn nhân lực sẽ ngày càng xa".
Theo ông Nhạ, qua thực tiễn quản lý và đánh giá khảo sát cho thấy những nguyên nhân dẫn tới việc phát triển giáo dục của ĐBSCL còn nhiều hạn chế.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị |
Vẫn lời người đứng đầu Bộ GD-ĐT thì chi ngân sách giáo dục của ĐBSCL thấp nhất cả nước, thấp hơn cả những vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên. Chi bình quân ngân sách cho giáo dục chưa cao. Cơ cấu chi bất hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu mở rộng khu công nghiệp khu chế xuất, di dân cơ học, hạ tầng xã hội có nguy cơ phá vỡ. Số trường lớp gia tăng nhưng qua khảo sát cho thấy chưa được đầu tư đúng mức.
"Có thể coi đây là Hội nghị Diên Hồng với ĐBSCL về giáo dục và đào tạo" - ông Nhạ nhấn mạnh. Mục tiêu của hội nghị này nhằm soát xét thực trạng, tìm ra những vấn đề đang cản trở nâng cao chất lượng, từ đó đề xuất những nhóm giải pháp để phát triển giáo dục ĐBSCL, trong đó có cơ chế chính sách đặc thù cho vùng, đảm bảo tính khả thi.
Ông Nhạ cho biết từ gợi ý giải pháp của các địa phương tại hội nghị, Bộ GD-ĐT sẽ tổng hợp đề xuất Chính phủ cơ chế đầu tư cho giáo dục ĐBSCL.
Cần cho địa phương cơ chế tự chủ ngân sách
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng đề xuất cần cho địa phương cơ chế tự chủ ngân sách vì không thể bám Nhà nước mãi.
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng phát biểu tại hội nghị |
Theo ông Hưởng, địa phương nào trong vùng có điều kiện thì cho tự chủ ngân sách. “Nơi nào khó khăn thì Nhà nước lo, còn nơi nào có điều kiện thì cho tự chủ để phát triển lên... Nếu được thì Tiền Giang xin được làm thí điểm về cơ chế tự chủ này”.
Phó GĐ Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Minh Tâm thì đề xuất trong thời gian tới, Bộ cần tiếp tục kiến nghị lên cấp cao hơn về việc tinh giản biên chế giáo viên. Ông Tâm cho rằng không thể thực hiện việc này một cách cơ học, mà phải đảm bảo nơi nào có học trò nơi đó có giáo viên.
“Vừa rồi họp HĐND tỉnh, thì Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã có những kiến nghị này. Tỉnh nói là làm gì thì làm nhưng vẫn phải giảm 10% - vấn đề này rất khó".
Lý do ông Tâm đưa ra là hiện nay, giao biên chế sự nghiệp giáo dục ở Đồng Tháp vẫn chưa đủ theo định mức ở các cấp học. Nếu tính theo định mức từ cấp học mầm non đến phổ thông thì thiếu khoảng 1.000 biên chế mới đủ theo định mức được giao. "Đã giao chưa đủ mà lại giờ còn giảm nên rất khó khăn" - ông Tâm nói...
Phó GĐ Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Minh Tâm |
Kết luận tại hội nghị, ông Nhạ cho biết hiện nay, Bộ GD-ĐT đang xây dựng bộ chỉ số đánh giá giáo dục các địa phương, qua đó nhìn nhận chất lượng giáo dục của từng địa phương, từng vùng, từ đó biết đâu là vùng trũng và trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương.
Ông Nhạ khẳng định không thể giải quyết những vấn đề của giáo dục bằng những chủ trương chung chung mà cần tính đến đặc thù, để mỗi địa phương chủ động vươn lên chứ không phải nhìn nhau phát triển.
Ông Nhạ cũng nhấn mạnh Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm chuyên môn chứ không quyết định tuyển bao nhiêu giáo viên. Vì vậy, địa phương cần chủ động rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Bộ đã ban hành.
Căn cứ tinh thần Nghị quyết 29, Nghị quyết 18, 19 các địa phương triển khai dồn dịch, sắp xếp cơ sở trường lớp, xây dựng đề án quy hoạch giai đoạn tới.
"Các địa phương cần lưu ý tới chất lượng, tính thiết thực và hiệu quả khi xây dựng đề án quy hoạch sắp xếp trường lớp. Sau khi xây dựng xong đề án quy hoạch cần có nghị quyết của tỉnh ủy thực hiện đề án. Nếu không có nghị quyết cụ thể để HĐND giám sát, sau này việc triển khai thực hiện đề án khó khăn" - ông Nhạ lưu ý và cũng đề nghị địa phương tránh tính trạng giao khoán cho ngành giáo dục, quá trình thực hiện phải có lộ trình, bước đi, tăng cường giám sát.
"Phải làm rõ trách nhiệm, đâu là của Bộ, ngành, đâu là của địa phương. Lưu ý trong đề án, đối với đội ngũ giáo viên phải đảm bảo đúng đủ, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô. Hiện nay, cường độ làm việc của giáo viên rất cao mà chính sách đãi ngộ không thay đổi, tôi đề nghị các địa phương cùng chung sức thực hiện. Với đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ phục vụ cần kiên quyết tinh gọn".
Ông cũng đề nghị lãnh đạo địa phương quan tâm biên chế và năng lực đội ngũ Phòng Giáo dục. Sắp xếp, dồn dịch trường lớp nhưng phải đảm bảo gần khu dân cư, học sinh không bỏ học.
Đặc biệt, ông Nhạ đề nghị các địa phương tăng tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục, nhất là chi đầu tư phát triển trường lớp, thiết bị. Xem xét lại cơ cấu chi ở từng cấp học và tăng cho mầm non. Cố gắng tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, chống tái mù, nâng tỷ lệ người biết chữ, phổ cập, ổn định phổ cập....
"Mục tiêu trước mắt là hoàn thành lấp trũng, sau đó là vun cao cho giáo dục đào tạo của vùng" - ông Nhạ tha thiết đề nghị.
Họp giám đốc 63 tỉnh thành, hiến kế 6 giải pháp thi THPT quốc gia tốt hơn
Cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 mở rộng với sự tham dự của các thành viên Ban chỉ đạo và giám đốc 63 Sở GD-ĐT đã đưa 6 nhóm giải pháp để kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tốt hơn.