Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường_kq tba
Theỏmộtthóiquenlàmgiảmnguycơmắcbệnhtiểuđườkq tbao IDF Diabetes Atlas, 537 triệu người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh tiểu đường. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 783 triệu vào năm 2045. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 9 trên toàn cầu với 6,7 triệu ca (năm 2021).
Bệnh tiểu đường tốn kém 966 tỷ USD cho y tế - 9% tổng chi tiêu toàn cầu cho chăm sóc sức khỏe. 44% người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường vẫn chưa được chẩn đoán (240 triệu).
Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tình trạng này thường liên quan đến các yếu tố lối sống, mặc dù cũng có thể do di truyền. Điều này đồng nghĩa, có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách thực hiện một số thay đổi nhất định đối với chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục.
Theo các chuyện gia, bỏ một thói quen cụ thể có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF) và Đại học Newcastle (Anh) đã hợp tác để khuyến khích mọi người bỏ thuốc lá vì lý do trên.
Theo đó, bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 từ 30 đến 40%. Các nhà khoa học giải thích: "Bỏ hút thuốc không chỉ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mà còn cải thiện đáng kể việc kiểm soát và giảm nguy cơ biến chứng ở các bệnh nhân”.
Theo Express, bằng chứng cho thấy hút thuốc ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa; làm chậm quá trình lành vết thương; tăng nguy cơ cắt cụt chi dưới gây gánh nặng đáng kể cho hệ thống y tế.
Giáo sư Akhtar Hussain, Chủ tịch IDF, cho biết: "Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế kêu gọi các chính phủ đưa ra các biện pháp chính sách nhằm hạn chế người dân hút thuốc và loại bỏ khói thuốc khỏi tất cả các không gian công cộng”.
Bệnh tiểu đường loại 2 là tình trạng cơ thể gặp vấn đề khi điều chỉnh và sử dụng đường làm nhiên liệu, dẫn đến quá nhiều đường lưu thông trong máu. Lượng đường huyết cao dễ dẫn đến rối loạn hệ tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 thường phát triển chậm. Một người có thể mắc bệnh nhiều năm mà không hề biết. Triệu chứng khi bộc lộ bao gồm cơn khát tăng dần, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói, sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, nhìn mờ, vết thương lâu lành, nhiễm trùng thường xuyên, tê hoặc ngứa ran ở tay chân, da sẫm màu (nách, cổ),