5 dấu hiệu trên mu bàn tay cảnh báo bệnh trong người_kết quả vđqg indonesia

Mu bàn tay có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe tổng thể của chúng ta. Theấuhiệutrênmubàntaycảnhbáobệnhtrongngườkết quả vđqg indonesiao EDH, các thay đổi nhỏ ở vùng da, mạch máu, móng tay hay lượng mỡ trên mu bàn tay có thể là "tín hiệu" cảnh báo sớm về những vấn đề tiềm ẩn bên trong cơ thể.

Bác sĩ người Trung Quốc Hoàng Xuân đã chỉ ra 5 dấu hiệu phổ biến ở mu bàn tay mà bất cứ ai cũng nên lưu tâm để kịp thời bảo vệ sức khỏe:

1. Da mu bàn tay mất đi độ bóng mịn

5 dấu hiệu trên mu bàn tay cảnh báo bệnh trong người - 1

Da mu bàn tay thô ráp, mất đi độ bóng có thể liên quan đến vấn đề mạch máu (Ảnh: Getty).

Làn da trên mu bàn tay phản ánh trực tiếp khả năng tuần hoàn máu và tình trạng sức khỏe của hệ mạch máu ngoại vi. Ở những người khỏe mạnh, da thường mịn màng và có độ bóng nhất định. Nếu da trở nên thô ráp, mất bóng hoặc xỉn màu, đây có thể là dấu hiệu của sự lưu thông máu kém.

Nguyên nhân tiềm ẩn: Mạch máu bị xơ cứng, khả năng co giãn kém hoặc thiếu máu đến các mô da.

Lời khuyên: Tăng cường vận động thể chất để cải thiện tuần hoàn máu. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E để nuôi dưỡng làn da từ bên trong.

2. Xuất hiện đốm nám hoặc sắc tố đậm màu

5 dấu hiệu trên mu bàn tay cảnh báo bệnh trong người - 2

Nếu các đốm trên mu bàn tay ngày càng đậm, hãy chú ý sức khỏe nội tiết (Ảnh: Getty).

Các đốm sắc tố trên mu bàn tay thường được coi là dấu hiệu của lão hóa. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ngày càng rõ rệt hoặc đột ngột xuất hiện, bạn cần chú ý đến sức khỏe nội tiết và chuyển hóa.

Nguyên nhân tiềm ẩn:

- Rối loạn hormone ở tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận có thể kích thích sản sinh melanin, gây tăng sắc tố da.

- Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải các vấn đề về sắc tố da do tổn thương chức năng trao đổi chất ở tế bào.

Lời khuyên: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc, thức khuya và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

3. Móng tay bị đổi màu, dễ gãy hoặc xuất hiện vết nứt

5 dấu hiệu trên mu bàn tay cảnh báo bệnh trong người - 3

Móng tay phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe (Ảnh: Getty).

Móng tay là chỉ số phản ánh sức khỏe dinh dưỡng và chuyển hóa cơ thể. Khi móng tay có màu sắc nhợt nhạt, dễ gãy hoặc xuất hiện vết nứt, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết.

Nguyên nhân tiềm ẩn:

- Thiếu sắt gây hiện tượng "móng tay hình thìa", cong lên ở các cạnh.

- Thiếu kẽm dẫn đến xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên móng.

- Thiếu vitamin B, C làm móng khô, giòn, dễ gãy.

Lời khuyên: Bổ sung thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng), kẽm (hải sản, hạt) và vitamin từ rau củ, trái cây để giúp móng tay chắc khỏe.

4. Mạch máu nổi rõ bất thường

5 dấu hiệu trên mu bàn tay cảnh báo bệnh trong người - 4

Nếu mạch máu nổi bất thường kèm theo triệu chứng đau nhức hoặc sưng tấy, bạn nên cẩn trọng (Ảnh: Getty).

Khi mạch máu trên mu bàn tay nổi rõ, đây có thể là hiện tượng tự nhiên do da mỏng hoặc tuổi tác. Tuy nhiên, nếu mạch máu nổi bất thường kèm theo triệu chứng đau nhức hoặc sưng tấy, bạn nên cẩn trọng.

Nguyên nhân tiềm ẩn:

- Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra khi van tĩnh mạch hoạt động kém, gây ứ đọng máu.

- Khi cơ thể thiếu nước, da mất độ đàn hồi, làm mạch máu nổi bật hơn.

Lời khuyên: Uống đủ nước mỗi ngày và kiểm tra sức khỏe tim mạch nếu có triệu chứng bất thường.

5. Mu bàn tay quá gầy hoặc tích tụ mỡ

5 dấu hiệu trên mu bàn tay cảnh báo bệnh trong người - 5

Mu bàn tay tích tụ mỡ bất thường có thể do rối loạn chuyển hóa (Ảnh: Getty).

Sự phân bố mỡ ở mu bàn tay cũng là một chỉ số sức khỏe quan trọng. Khi mu bàn tay quá gầy hoặc tích tụ mỡ bất thường, đây có thể là biểu hiện của sự mất cân đối dinh dưỡng hoặc các rối loạn chuyển hóa.

Nguyên nhân tiềm ẩn:

- Mu bàn tay gầy, xương nhô rõ là dấu hiệu của suy dinh dưỡng hoặc mất cơ bắp, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người có chế độ ăn thiếu cân bằng.

- Tích tụ mỡ bất thường cảnh báo nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường, khi mỡ phân bố không đồng đều và dễ gây rối loạn chuyển hóa.

Lời khuyên: Với tình trạng quá gầy, tăng cường thực phẩm giàu protein và các bài tập tăng cơ. Nếu mỡ tích tụ nhiều, hãy kiểm tra nguy cơ rối loạn nội tiết và điều chỉnh chế độ ăn uống.