Học sinh TP.HCM chưa tiêm vắc xin Covid_xếp hạng cúp c1

Học sinh chưa tiêm vắc xin có được đến trường?ọcsinhTPHCMchưatiêmvắxếp hạng cúp c1

Tại chương trình "Dân hỏi thành phố trả lời" tối 26/11, trước thắc mắc của phụ huynh, khi học trực tiếp, những học sinh không thể tiêm được vắc xin sẽ nghỉ hay vẫn được tới trường học chung với học sinh đã được tiêm?, ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, cho hay ngành giáo dục đã tính toán phương án những học sinh trong độ tuổi tiêm nhưng không tiêm được vì nhiều lý do (lý do y tế hoặc vì lý do cá nhân chưa được tiêm, phụ huynh chưa đồng ý tiêm, chưa đủ tuổi để tiêm, có nguy cơ cao như thừa cân béo phì...).

Ngành giáo dục xem tất cả học sinh đều có quyền lợi đến trường bình thường như các bạn khác.

Thầy cô giáo phải xem những học sinh này là đối tượng quan tâm đặc biệt, ngoài hỗ trợ học tập phải chú ý đến quá trình sinh hoạt tại nhà trường để an toàn nhất. Những học sinh này thuộc nhóm dễ tổn thương nên ngành giáo dục sẽ có phương án, các trường sẽ phải tập trung đối với những đối tượng học sinh này.
 
Ưu tiên hàng đầu khi học trực tiếp

Một phụ huynh đặt câu hỏi: Học trực tuyến không mang lại kết quả như đến trường học trực tiếp, đặc biệt chỉ còn khoảng 1 học kỳ nữa là kết thúc năm học, sau đó, các em học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi THPT, Sở GD-ĐT có đánh giá như thế nào về tình hình dịch bệnh đã tác động đến kết quả của việc dạy và học và có cách nào để đáp ứng đủ lượng kiến thức cho học sinh bước vào kỳ thi rất quan trọng này?

Ông Dương Trí Dũng cho hay khi dịch Covid-19 diễn ra ngành giáo dục đã chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Tại TP.HCM, 100% học sinh phải học trực tuyến do dịch phức tạp.

Để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh và khả năng truyền đạt của giáo viên khi học sinh đi học trực tiếp tại trường, Sở GD-ĐT có kế hoạch và chỉ đạo các trường đánh giá lại học sinh. Ưu tiên hàng đầu của ngành giáo dục là đánh giá và hỗ trợ các em, xác định khả năng tiếp thu kiến thức sau thời gian dài học trực tuyến để có kế hoạch bồi dưỡng đưa học sinh trở lại chương trình đang học.

{keywords}
Học sinh TP.HCM đang chờ thời gian trở lại trường học trực tiếp (Ảnh minh hoạ)

Đối với phương án kết thúc học kì I, ông Dương Trí Dũng khẳng định thời gian kết thúc học kỳ theo quy định chung của ngành giáo dục. Hiện nay, học sinh chuẩn bị kết thúc học kỳ I và đây là thời điểm kiểm tra đánh giá học sinh. Hiện các trường đang triển khai.
 
Xử lý thế nào nếu phát hiện ca F0 khi học trực tiếp?
 
Một người dân đặt câu hỏi: Một số tỉnh thành khác sau khi cho học sinh đi học trực tiếp trở lại thì phát hiện ca mắc mới trong trường học rồi lại phải đóng cửa. Vậy thành phố đã lên phương án cho trường hợp này nếu xảy ra thực tế chưa?

Ông Dương Trí Dũng cho hay việc đi học trực tiếp trở lại đã được Bộ GD-ĐT hướng dẫn. Thành phố cũng có những quy định với tiêu chí rất rõ ràng. Với sự hỗ trợ của Sở Y tế, Sở GD-ĐT trình UBND thành phố về lộ trình quay lại trường học, nhiệm vụ đầu tiên là các trường phải xây dựng phương án an toàn, xử lý khi có ca F0 xảy ra trong trường.

“Tất cả nội dung chuẩn bị quay lại trường học được các cơ quan ban ngành thẩm định. Khi có ca F0 hay những việc chuyển trạng thái học phải nằm trong kịch bản được xây dựng và tính toán trước chứ không phải mở cửa rồi đóng cửa. Mỗi đơn vị trường học tại mỗi địa bàn đều có đặc thù riêng do vậy các trường phải có trách nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng phương án an toàn phòng chống covid-19”- ông Dũng nói.

Ông Dương Trí Dũng cho biết, những học sinh F0 hay diện theo dõi theo quy định của ngành y tế không tới trường khi học trực tiếp. Khi hết thời gian theo dõi sẽ quay lại trường. Với học sinh không phải F0 nhưng chưa về thành phố để học trực tiếp sẽ được bố trí để học qua truyền hình, gián tiếp hoặc các địa phương đang ở bố trí nơi học. Những học sinh ở tỉnh nhưng mắc kẹt ở thành phố cũng sẽ được thành phố bố trí chỗ học nếu gia đình có nhu cầu.

Trong khi đó, với những học sinh đang sinh sống ở địa bàn có nhiều F0, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho hay theo quy định người dân không sống trong khu phong toả được tham gia các hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu khu vực nơi mình sống nếu có nhiều F0 đang cách ly tại nhà thì nên hạn chế, cẩn trọng trong việc tiếp xúc, giao lưu để giảm nguy cơ lây nhiễm. Những trường hợp ngoài vòng phong toả học sinh đi học bình thường.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, cũng cho hay trong trường học, học sinh, giáo viên cần được hướng dẫn những quy tắc cụ thể, những thông điệp ngắn gọn để phòng chống dịch. Hiện sở Y tế TP.HCM đã hoàn thành cẩm nang hướng dẫn cho giáo viên và học sinh khi dạy học trực tiếp cũng như các biện pháp chống dịch cơ bản của ngành y tế. Sở Y tế đã chuyển cho Sở Giáo dục để góp ý. Trước khi học sinh đi học lại, ngành giáo dục và y tế sẽ ban hành và chuyển tải đến các trường.

Những học sinh thuộc trường hợp chống chỉ định không thể tiêm vắc xin, khi trường mở cửa học trực tiếp thì cần lưu ý những gì?

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho hay, hiện nay thành phố đang tiêm mũi 2 cho học sinh từ 12 đến 17 tuổi, qua đánh giá số trường hợp những học sinh bị chống chỉ định rất thấp.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ những trường hợp phản vệ với các vắc xin phòng covid, thì không tiêm. Những trường hợp học sinh có vấn đề sức khoẻ phụ huynh cũng nên đưa con đến điểm tiêm chủng khi được mời. Tại đây các bác sĩ sẽ khám sàng lọc và quyết định học sinh có tiêm được không.

Nếu không tiêm được tại chỗ, ngành y tế sẽ thận trọng đưa các cháu vào bệnh viện để tiêm. Bằng mọi cách để tiêm cho các cháu trừ trường hợp chống chỉ định, còn có bệnh nền vẫn cân nhắc tiêm cho học sinh.
 
Lê Huyền

Sở GD-ĐT TP.HCM: Sẽ tổ chức nhóm nhỏ khi học sinh học trực tiếp

Sở GD-ĐT TP.HCM: Sẽ tổ chức nhóm nhỏ khi học sinh học trực tiếp

Trong chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 26/11, ông Dương Trí Dũng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đã trả lời những thắc mắc của người dân về việc cho học sinh TP.HCM trở lại trường.