Xổ số 88

Tin thể thao 24H Bước ngoặt của 9X du học Nhật Bản 'đình đám' trên mạng xã hội_nhận định bóng đá anh

Bước ngoặt của 9X du học Nhật Bản 'đình đám' trên mạng xã hội_nhận định bóng đá anh

“Trong cuộc đời,ướcngoặtcủaXduhọcNhậtBảnđìnhđámtrênmạngxãhộnhận định bóng đá anh rồi ai cũng sẽ viết cho mình một cuộc hành trình riêng. Đối với con, hành trình lớn nhất chính là đưa ba má đi khắp thế gian này. Dù không còn hiện hữu, nhưng chúng ta vẫn luôn ở bên nhau, con tin là như thế...”, Lê Đức Nhân, chàng trai gốc Bình Định, viết như thế trên trang Facebook cá nhân, kèm theo bức hình chụp cùng di ảnh của bố mẹ trên khắp đất nước Nhật khiến nhiều người xúc động.

{keywords}

Nhân hiện là Phó quản lí bộ phận nhà hàng tại một khách sạn ở tỉnh Gunma, Nhật Bản. 

Chàng trai sinh năm 1993 nổi tiếng trên nhóm “Yêu bếp” bởi tài nấu ăn và khả năng “biến hóa” những thực phẩm quen thuộc thành món ăn bắt mắt. Các bài đăng của Nhân về việc nấu cơm hộp đi làm, “khoác áo mới” cho ẩm thực đường phố hay cách làm những món ăn đơn giản tại nhà,… đều thu hút vài chục nghìn lượt yêu thích.

Bước ngoặt của cậu bé mồ côi

Nhân năm nay 28 tuổi, là con út trong nhà với 3 người chị gái. Là con trai, nhưng từ bé, mẹ Nhân vẫn chỉn chu dạy cho Nhân nấu nướng các món ăn cơ bản như cá kho hay rau luộc.

“Nhà khi ấy dù nghèo, ba má cũng chẳng bao giờ được ăn một bữa ngon, nhưng má vẫn muốn tôi biết cách chăm sóc bản thân thật tốt, sau đó là biết quan tâm, lo lắng cho mọi người”.

Nhưng khi Nhân 11 tuổi, bố mẹ lần lượt ra đi vì tại nạn giao thông.

“Tôi chỉ nhớ bản thân đã từng hứa, sau này khi lớn lên, tôi sẽ xây cho ba má một căn nhà thiệt to, để ba má có thể bù đắp lại quãng thời gian vất vả. Nhưng ba má không chờ được tới ngày đó. Đây là điều tôi luôn cảm thấy tiếc nuối trong lòng”.

Bố mẹ mất, Nhân được cậu mợ – những người mà đến giờ cậu vẫn vô cùng biết ơn - nhận về nuôi. Đến năm lớp 12, Nhân lại được thầy Nguyễn Thế Vinh đưa vào Trung tâm trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương tại Bình Dương để nuôi dưỡng. Nhân nói, đây cũng là quãng thời gian cậu cảm thấy hạnh phúc, bởi cuộc sống tại đây ấm áp như một gia đình.

“Chúng tôi luân phiên nấu ăn cho nhau và cùng chăm sóc cho những em nhỏ hơn. Mọi thứ đều rất tình cảm và gần gũi”.

Nhờ sức học khá tốt, Nhân thi đỗ vào Khoa Kỹ thuật nhiệt, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

{keywords}

Khi đang học đại học, thầy Vinh hỏi Nhân có muốn đi du học không. Hai thầy trò đã cùng ngồi bàn bạc và vạch ra kế hoạch cụ thể. Nhân quyết định bảo lưu việc học tại Việt Nam và bắt đầu học tiếng Nhật. Không lâu sau, cậu đã xuất sắc thi đỗ học bổng toàn phần để lên đường sang Nhật.

“Tôi quyết định từ bỏ tất cả và chọn theo học về Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn ở bên Nhật, bởi đây mới chính là con người tôi: ưa xê dịch, thích set-up, đam mê nấu nướng. Vì thế, tôi bắt đầu nghiêm túc hơn với ước mơ của mình”.

{keywords}

Sau khi tốt nghiệp, Nhân được vào làm tại một nhà hàng có tiếng ở tỉnh Gunma, Nhật Bản. Làm việc tại nhà hàng Nhật đối với người ngoại quốc, theo Nhân, khó khăn nhất vẫn là ngoại ngữ. Vì thế, ngoài giờ làm, chàng trai người Việt phải tự học thêm ngoại ngữ và bổ sung kiến thức chuyên môn.

Nhờ những kinh nghiệm tích lũy được và tự quan sát, học hỏi từ các “tiền bối”, không lâu sau đó, Nhân được đề bạt làm phó quản lí nhà hàng.

“Có nhiều lần tôi gặp một vài vị khách rất yêu quý Việt Nam. Khi biết tôi là người Việt, họ sẵn sàng chia sẻ bản thân đã yêu thích Việt Nam như thế nào và trải nghiệm của bản thân khi đến đây ra sao.

Có vị khách còn luôn đeo bên mình một chiếc túi làm từ bao cám heo của Việt Nam. Khi nghe thấy tôi giải thích về xuất xứ, họ vô cùng bất ngờ và cảm thấy thích thú với điều này. Đây cũng là những kỷ niệm thú vị làm tôi càng thêm yêu và muốn gắn bó với nghề”.

Mong muốn trở về 

Làm việc trong môi trường nhà hàng, khách sạn cũng nhen nhóm trong Nhân niềm say mê với nấu nướng và trang trí món ăn. Mặt khác, theo Nhân, tình yêu này cũng xuất phát từ người mẹ quá cố - người đã tỉ mỉ dạy cho cậu từ những điều đơn giản nhất.

“Tôi chưa bao giờ học nấu ăn qua trường lớp nào cả. Những món đơn giản, tôi thường nấu theo cảm nhận của bản thân. Còn với những món phức tạp hơn, tôi sẽ tham khảo trên mạng hoặc từ kinh nghiệm của những đầu bếp trong nhà hàng”.

Dẫu không theo con đường học tập bài bản, nhưng những món ăn đều được Nhân trình bày cầu kỳ trên chiếc đĩa theo phong cách Plating khiến nhiều người trầm trồ.

{keywords}

Mô hình “siêu nhân cua” được Nhân tận dụng từ toàn bộ vỏ cua tuyết đã luộc chín và keo nến để cố định các khớp nối.

Để rèn luyện thêm tay nghề, trung bình 2 – 3 lần mỗi tuần, Nhân lại thực hiện 3 món ăn khác nhau, thường có đủ rau thịt, cá hoặc trứng. Vốn là những nguyên liệu thường thấy nhưng Nhân đã tạo hình và “biến hóa” món ăn trở nên lôi cuốn hơn.

“Tôi vô cùng khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm. Đồ ăn mua về nhất định phải tươi mới nhất, đặc biệt là rau”.

Mặt khác, 9X cũng có những quy tắc riêng khi nấu ăn, chẳng hạn như “nguyên tắc đồng hồ” - tức chia vị trí của từng loại thực phẩm trên đĩa theo chiều kim đồng hồ; thực phẩm giàu đạm, protein sẽ nằm giữa hướng 3 và 9 giờ, tinh bột nằm giữa hướng 9 và 12 giờ, rau ở vị trí 12 đến 3 giờ.

{keywords}

“Nhiều năm học tập và làm việc ở nơi đất khách, tôi kỳ vọng một tương lai không xa, mình có thể quay trở về Việt Nam, đem tình yêu nấu nướng để mở một nhà hàng của riêng mình”.

Nhân nói, cho đến thời điểm hiện tại, bản thân cậu cảm thấy hạnh phúc vì luôn được tự do sống với sở thích và thỏa sức khám phá giới hạn của chính mình.

Ngoài công việc, chàng trai 28 tuổi còn có một hành trình riêng, là đưa di ảnh của bố mẹ “đi khắp thế gian”. Tính đến nay, cậu đã đưa bố mẹ đi tới 37 tỉnh thành trên khắp nước Nhật.

“Càng lớn, tôi càng thấu rõ nỗi mất mát khi không còn những người thân yêu ở bên. Vì thế, việc mang theo di ảnh của ba má trên những chuyến hành trình cũng là cách giúp tôi tự cảm thấy an ủi trong lòng và cũng là để ‘báo ơn’ cha mẹ - những điều mà tôi chưa kịp làm khi bố mẹ vẫn còn ở bên”, Nhân chia sẻ.

Thúy Nga

Nữ sinh mồ côi cha đi bộ 20 km mỗi ngày tới trường nuôi ước mơ đỗ đại học

Nữ sinh mồ côi cha đi bộ 20 km mỗi ngày tới trường nuôi ước mơ đỗ đại học

Nhà cách điểm thi 20km, nhưng kì thi THPT quốc gia này, Sao phải đi một mình. Bố Sao mất từ năm em mới chỉ 8 tháng tuổi, còn mẹ em phải ở nhà làm việc.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap