Xây dựng Chính phủ điện tử, cần vượt qua tâm lý ngại dùng CNTT_kqbd rangers

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thông tin đến các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội vào chiều qua,âydựngChínhphủđiệntửcầnvượtquatâmlýngạidùkqbd rangers ngày 17/11/2017.

"Quan trọng hàng đầu là nhận thức của tất cả mọi người"

Nhận định việc xây dựng Chính phủ điện tử là 1 trong 3 vấn đề thuộc lĩnh vực TT&TT được các đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phải nhìn thẳng vào một thực tế là chúng ta rất tích cực, rất cố gắng nhưng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc cũng chỉ được xếp đâu đó xung quanh thứ 80 - 90, có năm tụt xuống xếp thứ 113 trên thế giới. Cụ thể, cứ 2 năm Liên hợp quốc lại đánh giá một lần năm 2016 vừa qua, với nhiều nỗ lực Việt Nam đã tăng được 10 bậc nhưng hiện vẫn đứng thứ 89/193 quốc gia trên thế giới.

Liên hợp quốc đánh giá chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo 3 nhóm tiêu chí: hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực và dịch vụ công trực tuyến. Cả 3 nhóm tiêu chí này của Việt Nam, theo đánh giá của Phó Thủ tướng: “hiện vẫn còn nhiều hạn chế và cần phải làm tốt hơn”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho biết, về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tính đến tháng 7/2017, cả nước có 109.644 dịch vụ công, trong đó 95% nằm ở từ cấp tỉnh và các bộ là 5%. Mặc dù đã giao kế hoạch rất cụ thể nhưng đến tháng 7/2017 mới chỉ có 1% số dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 (mức cao nhất có kèm theo thanh toán) và 5% ở mức độ 3 (người dân lấy mẫu trên mạng, khai và nộp online nhưng vẫn thanh toán trực tiếp).

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 4 của các bộ ít hơn và tùy vào tính chất công việc của các bộ mà có sự khác nhau. Ví dụ như, Bộ Tài chính có 943 dịch vụ công trực tuyến thì đã có tới 26% dịch vụ được cung cấp ở mức độ 4, Bộ KH&ĐT có 332 dịch vụ công trực tuyến thì có 2% dịch vụ mức 4; và cũng có bộ, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 rất nhỏ, thậm chí như Bộ LĐTB&XH chỉ có 0,4% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 4.

Phó Thủ tướng khẳng định: “Chính phủ, Thủ tướng đã rất quyết liệt, giao nhiệm vụ cho từng bộ phải ra được số liệu cụ thể về số dịch vụ công sẽ phải cung cấp ở mức độ 4 là bao nhiêu. Cấp độ 4 này không chỉ căn cứ vào CNTT mà liên quan đến cả thanh toán điện tử, hoá đơn điện tử và sẽ là thước đo tổng thể của cải cách hành chính”.

Nhấn mạnh quan điểm CNTT chỉ là công cụ phục vụ cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, Phó Thủ tướng cho rằng, điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải xác định một quyết tâm, nhiệm vụ chính trị rất cụ thể là phải ứng dụng CNTT để xây dựng Chính phủ điện tử. Theo Phó Thủ tướng, đây không chỉ là vấn đề biên chế, không chỉ là việc tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, doanh nghiệp mà quan trọng hơn hết là công khai, minh bạch, chống tiêu cực, chống tham nhũng.

Phó Thủ tướng cũng thông tin với Quốc hội và các cử tri: “Rất mừng là vừa qua, chỉ số môi trường cạnh tranh của Việt Nam đã tăng được 14 bậc - mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, trong đó có 2 chỉ số có tính quyết định là thuế và bảo hiểm. Bảo hiểm tăng tới 81 bậc, từ thứ 187 xuống còn thứ 86 bởi vì Bảo hiểm xã hội trong 3 năm vừa qua đã làm được hệ thống CNTT quản lý. Chỉ số tiết kiệm điện năng chúng ta cũng đã tăng được 32 bậc, vì Điện lực trong mấy năm qua đã xây dựng được hệ thống SCADA - điều hành hệ thống lưới điện. Qua đó đã cho thấy tầm quan trọng của ứng dụng CNTT”.

Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ, điều quan trọng hàng đầu là nhận thức của tất cả mọi người, thường là phải vượt qua tâm lý ngại dùng công nghệ hiện đại sẽ làm mất quyền kiểm soát bộ máy, công việc. Cái ngại nữa là một bộ phận ngại công khai, minh bạch, nếu ứng dụng CNTT vào điều hành, sẽ làm mình bị giám sát.