Chồng 79 vợ 36 tuổi ở Hà Nam
Mặc dù đã ở cái ‘tuổi xưa nay hiếm’ nhưng ông Ngô Thanh Học (SN 1940,Điềukhótinsauđámcướichồnghơnvợgầntuổket qua c1 chau a huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) vẫn khiến nhiều người bất ngờ khi “tán đổ” cô gái hàng xóm ít hơn mình 43 tuổi.
Năm 1980, sau 20 năm chiến đấu ở chiến trường, ông Học trở về quê nhà nhưng những di chứng của cuộc chiến đã khiến ông giống như người mất trí. Ông lúc nhớ lúc quên rồi đi lang thang hết nơi này đến nơi khác. Đến năm 1990, ông Học mới dần phục hồi trí nhớ và trở về mái nhà xưa của mẹ già để lại.
Nhắc đến người vợ của mình (chị Nguyễn Thị Bích, SN 1983), đôi mắt ông lại ánh lên niềm hạnh phúc: ‘Đó là một người con gái hiền lành, nết na. Chúng tôi vốn là người cùng thôn nhưng trước đó chưa bao giờ biết nhau. Ngày tôi đi lính thì cô ấy còn chưa chào đời. Đến khi tôi về thì cô ấy lại đi làm xa’.
Cả hai chỉ bắt đầu nảy sinh tình cảm kể từ khi chị Bích nghỉ hẳn việc trên tỉnh để về chăm mẹ ốm. Thời gian đầu, vì thương người đàn ông sống một mình, lại hay ốm đau những khi trái gió trở trời nên chị Bích thường xuyên qua lại thăm hỏi, giúp đỡ ông Học.
Khi đó. Chị vẫn gọi ‘bác’, xưng ‘cháu’. Một hôm, chị mạnh dạn đề nghị: ‘Hay là bác lấy em’. Câu nói tưởng chừng như đùa nhưng đã gắn kết hai con người xa lạ lại với nhau.
Khi biết hai người sẽ tổ chức đám cưới, người dân trong làng không khỏi bàn tán xôn xao (cô dâu lúc đó mới 30 còn chú rể thì đã 72 tuổi).
Sau hôn nhân, chị Bích sinh hạ được cho ông hai đứa con (1 trai, 1 gái) và cùng chồng chăm sóc các con.
Cặp vợ chồng hơn nhau 40 tuổi, ‘tán đổ’ từ câu nói đùa
Một cặp đôi lệch tuổi khác là ông Nguyễn Văn Kính (SN 1930, quê Đan Phượng, Hà Nội) kết hôn với người vợ kém mình 40 tuổi.
Ngày đó, ông Kính ra chợ thị trấn mua rau giống, còn bà Đoàn Thị Thuận (SN 1970 - quê Phúc Thọ, Hoài Đức, Hà Nội) bán rau ở góc chợ.
Ông Kính và người vợ trẻ mặc áo đen bên trái chụp ảnh chung cùng các con dâu rể. Ảnh: Giáo dục và thời đại |
Lúc đó, ông hỏi người phụ nữ đã có chồng chưa và nhận được câu trả lời chưa có. Ông nói đùa có cần giới thiệu không?
Sau đó, ông Kính thường xuyên ra nói chuyện với người phụ nữ bán rau và ‘tấn công’ liên tục.
Qua thời gian, họ cảm thấy hợp nhau, khi ông Kính ngỏ lời, bà Thuận đã gật đầu đồng ý. Lúc đó ông đã 80 tuổi có 1 đời vợ, còn bà Thuận 40 tuổi.
Ông Kính cho biết 8 năm chung sống vợ chồng ông không có ý định sinh con. Bởi ông đã lớn tuổi rồi con cả của ông đã ngoài 60 tuổi.
Tình yêu vượt khoảng cách 53 tuổi
12 năm trước, tiệc cưới đình đám giữa ông Nguyễn Hữu Trọng( SN 1928, Ba Vì, Hà Nội) và cô gái mới ra trường Đinh Thị Bảy (SN 1981) cũng nhận không ít lời bàn ra tán vào của dư luận.
Bất ngờ hơn chính cô gái mới ra trường kia mới là người thầm thương trộm nhớ ông lão 80 từ hồi còn đi học, còn hiện tại thì họ đã có với nhau hai đứa con.
Cặp đôi từng gây xôn xao dư luận vì khoảng cách tuổi tác. Ảnh: Dân trí |
Chuyện của ông Trọng và chị Bảy có lẽ bắt đầu từ chừng 15 năm trước, lúc đó hai người chưa hề quen biết nhau, ông là một chuyên gia đến trường Đại học Thái Nguyên dự khán còn chị là cô sinh viên năm cuối.
Một thời gian sau, ông Trọng nhận được cuộc gọi từ số lạ. Cô nữ sinh nay đã ra trường, ngỏ ý muốn được xin thầy theo học ngành thuốc Nam. Cuối cùng cô gái cũng dũng cảm nói: ‘Em yêu thầy, muốn được làm vợ thầy’.
Ông Trọng kể rằng ông đã trải qua ba đời vợ trước khi gặp chị Bảy nhưng những cuộc hôn nhân đều khi đi đến đâu. Nói về cuộc sống vợ chồng hiện tại, ông Trọng cho biết dù đã ngoài 90 nhưng ông vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn để chăm sóc vợ con.
Chị Bảy cho biết, trong cuộc sống vợ chồng chênh lệch tuổi tác nên tất nhiên có nhiều thứ chênh lệch, nhiều quan điểm chênh lệch, vì vậy hai bên cần có một tình yêu thương, tôn trọng dành cho nhau rất lớn mới có thể bình tĩnh lắng nghe nhau, thông cảm nhau để cùng nhau đi tiếp được.
Bên trong túp lều của gã giang hồ cứu chục đôi sinh viên tình tự đêm vắng
Chúng tôi hỏi anh Minh, trong đời anh có yêu một cô gái nào không? Không ngập ngừng, anh nói ngay, 'đến giờ này tôi chưa yêu ai cả'.