Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)
Tròn 50 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời,ữgìnlâudàibảovệtuyệtđốiantoànthihàiChủtịchHồChítỉ lệ kèo nhà cái thi hài của Người luôn được gìn giữ trong trạng thái tốt nhất, các nét đặc trưng vẻ bề ngoài của Người lúc sinh thời được giữ gìn nguyên vẹn.
Có được kết quả đó trước hết là do sự chỉ đạo sáng suốt của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng trong Ban Quản lý Lăng, Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình, sự quan tâm của các ban, bộ, ngành trung ương và cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương trong cả nước, các nhà khoa học. Đặc biệt là sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Đảng Cộng sản Liên Xô, Chính phủ và nhân dân Liên Xô trước đây, Chính phủ và nhân dân Liên bang Nga ngày nay.
Giữ nguyên nét đặc trưng của Bác
Theo Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc gìn giữ thi hài Hồ Chủ tịch diễn ra qua nhiều giai đoạn.
Sau sinh nhật lần thứ 77 vào năm 1967 sức khỏe của Bác đã có dấu hiệu giảm sút. Vì thế, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ là đồng chí Lê Duẩn đã chủ trì phiên họp bất thường của Bộ Chính trị, bàn về việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của Người và chuẩn bị cho việc giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch khi Người đi vào cõi vĩnh hằng. Sau cuộc họp ấy một số cán bộ y tế giỏi đã được chọn và gửi sang Liên Xô học tập kỹ thuật ướp bảo quản thi hài.
Lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng. Theo kế hoạch đã chuẩn bị sẵn, thi hài Bác được chuyển về Quân y Viện 108.
Các đồng chí trong Tổ Y tế đặc biệt và các chuyên gia Liên Xô đã tập trung, tiến hành từng thao tác kỹ thuật thận trọng, tỉ mỉ, chính xác để giữ nguyên những nét đặc trưng trên khuôn mặt, đôi tay, làn da, râu tóc của Bác đúng như lúc sinh thời.
Thành công này của các chuyên gia y tế Liên Xô và Tổ Y tế đặc biệt có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là tiền đề, là cơ sở quyết định cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Bác trong giai đoạn tiếp theo.
Trong sáu năm kể từ khi Người qua đời, thi hài của Người được di chuyển tổng cộng sáu lần do nhiều nguyên nhân, điều kiện khác nhau. Lần đầu từ Hà Nội lên Ba Vì, lần cuối từ Ba Vì về Lăng vào ngày 18/7/1975.
Làm chủ công nghệ bảo quản
Nhắc đến nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Cao Đình Kiếm nhấn mạnh, đây là một nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Điều kiện Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng lạnh thất thường nên càng khó khăn hơn.
Theo Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, trong giai đoạn sáu năm đầu việc gìn giữ, bảo vệ thi hài Bác rất vất vả vì cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ cán bộ chuyên môn mỏng. Ngày 29/8/1975, Nhà nước khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức lễ viếng. Kể từ đó nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác chuyển sang giai đoạn mới với yêu cầu rất cao.
Trước đây thi hài Bác được giữ gìn và bảo vệ trong không gian hẹp, chỉ có một số cán bộ y tế được tiếp xúc, có điều kiện bảo đảm môi trường sạch, tinh khiết. Về Lăng, thi hài Người được giữ gìn trong không gian rộng, hàng ngày có hàng ngàn lượt người đến viếng. Trong điều kiện đó việc đảm bảo môi trường trong sạch khó khăn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, thi hài Bác trong giờ viếng chịu tác động bởi hệ thống đèn chiếu sáng.
Công nghệ giữ gìn thi hài lãnh tụ phục vụ người dân thăm viếng của Liên Xô khi ấy là phát minh duy nhất trên thế giới, trong đó có dung dịch và bộ quần áo đặc biệt, song Nhà nước Liên Xô quản lý rất chặt chẽ các bí mật quốc gia này. Các cán bộ của ta không được cho tiếp xúc trực tiếp với dung dịch.
Đến năm 1991 Liên Xô tan rã, toàn bộ chuyên gia Liên Xô ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh rút về nước, nguồn viện trợ vật chất không hoàn lại bị cắt. Việc này đặt Việt Nam vào tình thế tưởng chừng không thể để Lăng hoạt động được nữa.
Trong bối cảnh đó lực lượng bác sỹ, kỹ thuật của Việt Nam từng bước khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhà nước cũng tích cực làm việc với các chuyên gia, đàm phán để Liên bang Nga bàn giao toàn bộ dung dịch đang được quản lý tại Lăng cho Việt Nam. Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về y học, sinh hóa, vi sinh vật, môi trường phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ chính trị.
Quá trình đàm phán được thực hiện từng bước, từ thuyết phục bàn giao dung dịch, sau đó tiếp tục đàm phán để Liên bang Nga đồng ý pha chế tại Việt Nam. "Lúc đầu bạn yêu cầu sau khi pha chế phải đem về Nga để kiểm tra xem có đủ tiêu chuẩn không, sau đó mới đồng ý thực hiện tại Việt Nam. Lúc này Việt Nam chính thức tiếp nhận công nghệ pha chế dung dịch gìn giữ thi hài,” Thiếu tướng Cao Đình Kiếm cho biết.
Bảo đảm thi hài Bác luôn được gìn giữ ở trạng thái tốt nhất
Theo Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp giữ gìn lâu dài thi hài Bác thì 50 năm là thời gian dài nhưng đây là giai đoạn mở đầu và là giai đoạn có tính chất quyết định, tạo ra những tiền đề khoa học cơ bản, vững chắc.
Kế thừa những thành tựu đã đạt được, trong thời gian tới cán bộ công nhân viên, chiến sỹ trong đơn vị nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, nắm vững thời cơ, vươn lên làm chủ vững chắc nhiệm vụ y tế giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đơn vị triển khai thực hiện Đề án 2341 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết số 122 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Lãnh đạo nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới.”
Trọng tâm là thực hiện các nội dung, định hướng lớn về nhiệm vụ y tế, kỹ thuật, kiến trúc công trình Lăng; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ y tế, kỹ thuật có kiến thức, hiểu biết toàn diện, trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, năng lực thực hành vững vàng, đủ sức kế thừa, tiếp nhận và làm chủ vững chắc nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, đơn vị duy trì, thực hiện nghiêm các chế độ, quy định, quy trình về công tác y tế, bảo đảm thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, tuyệt đối không để xảy ra sai sót, bảo đảm thi hài Bác luôn được gìn giữ ở trạng thái tốt nhất...
Có thể nói, những thành tựu đạt được trong 50 năm qua có ý nghĩa lịch sử, chính trị sâu sắc, đáp ứng được nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác để đồng bào, bạn bè quốc tế được đến viếng Người, thể hiện lòng biết ơn của nhân dân ta và sự kính trọng Người của bạn bè quốc tế.
Lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình là không gian thiêng, nơi hội tụ tình cảm kính yêu Người và sự tin tưởng của nhân dân Việt Nam vào con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác đã chọn./.
Theo TTXVN