Sáng nay (8-6),ữngđóahoatrongvườnBásoi kèo 88 UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Ngày truyền thống thi đua yêu nước và giao lưu, tuyên dương khen thưởng 17 tập thể, 5 hộ gia đình và 571 cá nhân điển hình tiên tiến. Đây là những bông hoa ngát hương trong vườn hoa thi đua yêu nước, bằng bàn tay, trí óc và tinh thần lao động hăng say, họ đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương. Dịp này, báo Bình Dương giới thiệu một số bông hoa tiêu biểu trong vườn hoa ngát hương đó.
“28 năm theo nghề, tôi đã thực hiện biết bao ca mổ cho bệnh nhân, nhưng đôi khi vẫn xảy ra biến chứng bởi trong phẫu thuật thì biến chứng khó lường trước được. Dù ngoài ý muốn nhưng tôi luôn trăn trở: Nếu như mình làm tốt hơn, mình xử lý tốt hơn...”. Đây là một trong những trăn trở của bác sĩ (BS) Đỗ Thị Mỹ Oanh sau 28 năm theo nghề như để làm động lực thi đua cho bản thân mình. Khoa ngoại - tổng quát là một trong những khoa quan trọng của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh với áp lực công việc rất lớn; ngoài số lượng bệnh nhân đông, các BS còn phải thường xuyên đối mặt xử lý những ca “thập tử nhất sinh”. Nhưng với BS Oanh, dù hoàn cảnh khó khăn và áp lực lớn thế nào cũng phải tận tâm với công việc, hết lòng với bệnh nhân và làm sao để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Được biết, sau khi tốt nghiệp chuyên khoa ngoại-sản, trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, năm 1990, BS Oanh về công tác tại khoa ngoại - tổng quát, BVĐK tỉnh. Để hoàn thành công việc được giao, nhất là trong công tác chuyên môn, BS Oanh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, trau dồi kiến thức, học hỏi từ nhu cầu công việc hiện nay. Nhờ đó, BS Oanh đã cùng với các BS ở khoa điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng, góp phần nâng cao chuyên môn khám chữa bệnh nói chung. Đặc biệt, trong giai đoạn “chảy máu chất xám”, trên phạm vi cả nước có xu hướng nhiều BS ồ ạt bỏ ra ngoài làm bệnh viện tư thì BS Oanh vẫn gắn bó với đơn vị mình công tác. Bác sĩ Oanh chia sẻ: “Không ít lời mời với mức lương hậu hĩnh, nhưng tôi nghĩ, nếu BS nào cũng rời bỏ bệnh viện công mà đi thì những bệnh nhân nghèo sẽ ra sao? Ai sẽ là người có chuyên môn và cái tâm để điều trị cho họ?”. Đó chính là lương tâm của những người làm nghề y và là một động lực để những người như BS Oanh gắn bó với BVĐK tỉnh, trở thành một tấm gương điển hình của ngành y tế tại địa phương. Với BS Oanh, lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu” đã luôn được khắc cốt ghi tâm.
Bác sĩ Đỗ Thị Mỹ Oanh khám bệnh cho bệnh nhân
ÔNG NGUYỄN HỮU VẬN, CỰU CHIẾN BINH, XÃ PHƯỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO: “Việc thiện thì nhỏ mấy cũng nên làm”
Ông Nguyễn Hữu Vận không chỉ là một tấm gương doanh nhân cựu chiến binh (CCB) sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện Phú Giáo, mà còn là điển hình trong công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội. Ông Vận quê Nghệ An, sau ngày đất nước thống nhất, ông công tác ở Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa đến năm 2012 thì về hưu. Những năm sau giải phóng, như bao gia đình khác, cuộc sống của ông cũng vô cùng khó khăn. Cứ lấy ngắn nuôi dài, từ mảnh đất trồng rau đậu qua ngày, dần dần đã được biến thành vườn cao su (hiện tại, ông có 135 ha cao su). Không dừng lại ở đó, ông còn trồng thêm 15 ha bưởi da xanh mang thương hiệu “Trang trại Nguyễn Hữu Trần Gia 333”, đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Nguyễn Hữu Vận trao quà cho người nghèo
Khi kinh tế gia đình ổn định, ông tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội. Bằng cách làm “Nhìn tận mắt, giúp tận tay”, ông đã giúp đỡ hàng tỷ đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, hỗ trợ các cháu học sinh nghèo hiếu học, đặc biệt là hỗ trợ cho gia đình hội viên CCB khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo, tai nạn rủi ro. Ông Nguyễn Hữu Vận chia sẻ, tôi luôn thấm nhuần giá trị Lời kêu gọi thi đua ái quốc và lời dạy của Bác Hồ “Việc thiện thì nhỏ mấy cũng nên làm, việc sai dù nhỏ mấy cũng nên tránh”. Theo tôi, đạo lý đó phải thể hiện bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả theo phong cách “Nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều”.
CHỊ NGUYỄN THỊ ANH THƯ, CÔNG NHÂN CÔNG TY TNHH FUJIKURA FIBER OPTICS VIỆT NAM: Sáng kiến là động lực phát triển
Tính đến nay, chị Nguyễn Thị Anh Thư (ảnh, phải) đã gắn bó với Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam được 15 năm. Với nhiệm vụ là tổ trưởng của chuyền, chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không chỉ vậy, trong quá trình làm việc, thấy vấn đề nào bất hợp lý, chị tìm hiểu, mày mò tìm cách khắc phục nên đã có rất nhiều sáng kiến làm lợi cho công ty.
Điển hình, chị đã có sáng kiến sử dụng bộ tuốt vỏ sợi quang bằng nhựa thay vì dùng máy gia nhiệt. Bởi trong quá trình làm việc, khi tiến hành kiểm tra chức năng sản phẩm tại bộ phận, cần thực hiện thao tác tuốt vỏ sợi quang bằng máy gia nhiệt. Nhận thấy có thể sử dụng bộ tuốt sợi quang bằng nhựa thay thế cho máy, tiết kiệm chi phí đầu tư máy và chi phí bảo trì, chị đã mày mò nghiên cứu và cho kết quả khả quan. Sáng kiến này của chị đã tiết kiệm chi phí đầu tư máy tuốt vỏ gia nhiệt, tiết kiệm chi phí bảo trì máy và nhân công do thao tác nhanh hơn, tổng giá trị tiết kiệm gần 790 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, chị còn có sáng kiến dùng đồng hồ điện tử link với hệ thống trộn keo để kiểm soát thời gian keo cho chính xác, thay thế kiểm soát đồng hồ bằng tay. Cải tiến này đã bảo đảm keo không quá giờ khi sử dụng cho sản phẩm, không tốn thời gian xử lý khi hết giờ keo. Kết quả năm 2017, chị Thư đã nhận giải thưởng loại A về hoạt động cải tiến của công ty và giải nhì hoạt động kiểm soát chất lượng.
Chị Nguyễn Thị Anh Thư chia sẻ: “Những cải tiến, sáng kiến của tôi chỉ xuất phát từ công việc hàng ngày. Hễ thấy cái gì đó “vướng vướng” là tôi mày mò xác định nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp tối ưu để thay thế. Từ đó mà tôi hình thành nên những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Điều quan trọng là doanh nghiệp luôn tạo điều kiện thuận lợi, cũng như khuyến khích để tôi mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu”.
TIỂU LIÊN