Theámphásiêupháolớnvànặngnhấttừngđượcchếtạngoại hạng bhutano thông tin từ trang web Veteranlife.com, quân đội Đức vào giữa thập niên 1930 đã lên ý tưởng về một loại vũ khí mà mỗi phát bắn có thể gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống công sự phòng ngự của đối phương, chẳng hạn như phòng tuyến Maginot nằm ở phía đông nước Pháp. Do vậy, nhiệm vụ chế tạo loại khí tài trên đã được nhà chức trách Berlin khi đó giao cho tập đoàn công nghiệp quân sự Krupp có trụ sở tại thành phố Essen.
Các kỹ sư của Krupp ngay trong năm 1937 đã trình bản thiết kế về một khẩu siêu pháo có trọng lượng hơn 1.000 tấn lên nhà chức trách Đức. Nhưng do một số yếu tố khách quan và kỹ thuật rèn thép dành cho một cỗ khí tài đồ sộ như vậy, đã khiến quá trình sản xuất mẫu thử siêu pháo bị kéo sang năm 1939.
Vào cuối năm 1939, Krupp đã ra mắt bản mẫu dành cho siêu pháo và đưa tới trường bắn Hillersleben thuộc bang Sachsen-Anhalt, Đức, để thử nghiệm bắn đạn thật. Kết quả cuộc thử nghiệm rất khả quan, khi viên đạn nặng 7,1 tấn bắn từ pháo có thể xuyên qua 7m bê tông và tấm giáp thép dày 1m. Dù vậy, mẫu pháo trên vẫn cần được chỉnh sửa lại một số điểm để đáp ứng đủ các yêu cầu tác chiến, nên chương trình chế tạo siêu pháo phải tới cuối năm 1941 mới hoàn tất, và khí tài này được đặt tên là Schwerer Gustav.
Có tổng cộng hai siêu pháo từng được tập đoàn Krupp hoàn thiện và quân đội Đức sử dụng trong thực chiến, khẩu thứ nhất tên Schwerer Gustav trong khi khẩu thứ hai được đặt tên là Dora. Schwerer Gustav có tổng trọng lượng 1.350 tấn; dài 47,3m; rộng 7,1m; cao 11,6m. Đường kính cỡ nòng của pháo lên tới 0,8m và sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn.
Do có trọng lượng lớn như vậy, nên loại pháo này mỗi khi di chuyển ra mặt trận sẽ cần được tháo ra và vận chuyển riêng bằng hệ thống đường ray. Hệ thống đường ray dành cho việc di chuyển của pháo Schwerer Gustav sẽ cần hơn 2.500 người đảm nhận xây dựng. Khi tới vị trí khai hỏa, 250 người khác sẽ có nhiệm vụ lắp ráp và vận hành pháo. Ngoài ra, hai tiểu đoàn pháo cao xạ phòng không cũng được triển khai để đảm bảo an toàn cho Schwerer Gustav khỏi các cuộc tập kích đường không của máy bay đối phương.
Với việc sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn/viên, nên Schwerer Gustav sẽ cần từ 30-45 phút cho mỗi phát bắn, và một ngày có thể bắn tối đa 14 viên.
Theo Veteranlife.com, cả hai siêu pháo Schwerer Gustav và Dora từng tham chiến ở Mặt trận phía Đông vào giữa năm 1942. Tại Sevastopol, hơn 4.000 người đã được huy động để thực hiện quá trình xây đường ray và lắp ráp pháo Schwerer Gustav trong một tháng. Schwerer Gustav đã bắn tổng cộng 300 phát đạn và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều công trình trong thành phố Sevastopol.
Trong khi đó, siêu pháo Dora cũng được triển khai một thời gian ngắn ở phía tây thành phố Stalingrad của Liên Xô (nay là Volgagrad, Nga) vào tháng 8/1942.
Do những biến động xảy ra bên trong nước Đức vào năm 1945, nên lực lượng vũ trang Berlin đã quyết định phá hủy cả hai khẩu siêu pháo trên. Schwerer Gustav bị phá hủy vào ngày 14/4/1945 tại một khu rừng nằm cách thị trấn Auuerbach 15km về phía bắc, trong khi khẩu siêu pháo Dora bị phá hủy vào ngày 19/4 tại thị trấn Grafenwohr thuộc bang Bavaria.
Video: American Heroes Channel/ Youtube
Uy lực siêu xe tăng nặng nhất từng được chế tạoVới trọng lượng lên tới 188 tấn, siêu xe tăng Panzer VIII Maus phải sử dụng động cơ máy bay để có thể di chuyển.