QH thảo luận Luật phòng chống mua bán người_ty so newcastle

Sáng nay,ảoluậnLuậtphòngchốngmuabánngườty so newcastle Quốc hội làm việc tại Hội trường tiếp tục nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật phòng chống mua bán người.

 

Nội dung được nhiều đại biểu thảo luận cho ý kiến, đó là các vấn đề về xác định nạn nhân, các chính sách hỗ trợ cho nạn nhân và các hành vi bị nghiêm cấm.        

Các đại  biểu cho rằng, nạn nhân khi bị mua bán, bị bóc lột sức lao động, bị mua bán các bộ phận trên cơ thể, bị tổn hại rất lớn không chỉ về sức khỏe, tinh thần, mà còn thiếu thốn cả về vật chất. Do vậy, quy định trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành trong việc tiếp nhận xác minh nạn nhân cần phải được quy định theo hướng giả quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng nhằm hỗ trợ nạn nhân. 

Ông Nguyễn Đình Lưu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận: Cơ quan cấp xã sẽ làm 3 việc khi tiếp nhận hỗ trợ thiết yếu, những người có điều kiện về gia đình, nếu không chuyển sang phòng Lao động TBXH làm thủ tục cho cơ quan bảo trợ xã hội. Và cơ quan này sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề cho nạn nhân.

Ông Danh Út, Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang: Đề nghị giải thích rõ thế nào là trong trường hợp cần thiết để UBND xã tiếp nhận nạn nhân, rồi kinh phí hỗ trợ nạn nhân lấy từ đâu?

Về vấn đề hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, các đại biểu nhận định: Đa số nạn nhân bị mua bán có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên rất cần sự hỗ trợ ban đầu để họ có điều kiện sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, không phải bất cứ nạn nhân nào cũng được hỗ trợ, mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định như là người thuộc hộ nghèo, có đầy đủ giấy tờ xác nhận là nạn nhân bị mua bán, hay như các vấn đề quy định bảo mật về đời tư của các nạn nhân, chế độ người đại diện cho những nạn nhân là trẻ em, nạn nhân có vấn đề về thần kinh.

 Ông Lê Minh Hiền, Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa: Quyền được bảo mật đời tư cần bổ sung; Cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật, không cung cấp hình ảnh khi chưa được sự đồng ý...

Nhiều nội dung khác cũng được các Đại biểu thảo luận như, quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, cũng như các hành vi bị nghiêm cấm… Có đại biểu cũng đề nghị về các trường hợp đẻ thuê thì cũng nên được bổ sung vào Luật và coi đây là hành vi bị nghiêm cấm.

Chiều nay, Quốc hội làm việc tại tổ về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ. 

Theo VOV