Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số(CĐS) năm 2023 gồm 10 nhiệm vụ theo Kế hoạch CĐS của Tổng công ty Phát điện 1 giao và 5 nhiệm vụ Công ty chủ động thực hiện nhằm đẩy mạnh triển khai và áp dụng chuyển đổi số trên mọi mặt lĩnh vực của công ty: Sản xuất,ệtđiệnQuảngNinhtriểnkhaivàđẩymạnhchuyểnđổisốnănhận định kèo nhà cái 5 đầu tư xây dựng, quản trị nội bộ, vật tư &CNTT, đào tạo chuyển đổi nhận thức và truyền thông.
Chuyển đổi số trong công tác truyền thông và chuyển đổi nhận thức
Để CĐS thành công, bên cạnh các yếu tố về công nghệ, công ty xác định trước hết là “chuyển đổi nhận thức” của người lao động. Trong Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020) cũng nêu rõ quan điểm "CĐS trước hết là chuyển đổi về nhận thức"; "nhận thức đóng vai trò quyết định và người dân là trung tâm của CĐS".
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT công ty cho biết: “CĐS phải được triển khai một cách đồng bộ, toàn diện trên mọi cấp trong Công ty, từ công tác quản trị, điều hành của Ban lãnh đạo; công tác thừa hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị đến từng người cán bộ công nhân viên, người lao động.
Trước tiên, nhận thức của người lao động cần phải thay đổi, mọi người phải nhận thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc CĐS.
Người lao động phải nhận thức được nếu họ không thay đổi không chủ động nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận công nghệ mới thì sẽ không đáp ứng được công việc và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc làm, thu nhập của chính bản thân người lao động.”
Tại Nhiệt điện Quảng Ninh, công ty tích cực truyền thông để chuyển đổi nhận thức cho CBCNV thông qua các kênh truyền thông nội bộ (website, fanpage, bản tin điện tử trên app A-check in...), thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sáng kiến, ứng dụng KHCN và cải cách hành chính, tổ chức cuộc diễn tập ứng cứu sự cố ATTT đối với các hệ thống... đã góp phần xây dựng nhận thức và tạo thói quen thực hành CĐS trong mọi hoạt động công việc hàng ngày của CBCNV công ty.
Ứng dụng E-learning, tăng cường đào tạo trực tuyến
Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, đào tạo trực tuyến đang là xu thế tất yếu. Áp dụng hệ thống E-learning trong công tác đào tạo đội ngũ CBCNV đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Mặt khác, E-learning còn giúp cho công ty quản lý, nắm bắt được quá trình học tập, nhu cầu đào tạo và kết quả đào tạo của CBCNV hiệu quả và mang tính định lượng tốt hơn.
Từ đầu năm đến nay, công ty đã thực hiện 18 bài giảng trên phần mềm đào tạo trực tuyến https://elearning.evn.com.vn. Tổng lượt tham gia các khóa học là 7.525 lượt người, trung bình mỗi người lao động được tham gia 9 nội dung đào tạo.
Là đơn vị sử dụng một lực lượng lớn lao động là công nhân kỹ thuật, công ty triển khai công tác thi nâng bậc, giữ bậc, sát hạch nghề, công nhận chức danh, sát hạch an toàn trên phần mềm riêng của công ty.
Từ đầu năm đến nay, công ty triển khai hơn 500 lượt người tham gia các đợt thi trên. Có thể nói, thực hiện triệt để CĐS trong lĩnh vực đào tạo đã giúp công ty tiết kiệm chi phí, thuận tiện về cả không gian và thời gian, góp phần vào việc thúc đẩy công ty tiến đến doanh nghiệp số trong lĩnh vực quản lý đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
Chuyển đổi số toàn diện trong mọi hoạt động
Hàng tháng, Ban chỉ đạo CĐS và Ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động SXKD của công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh tổ chức họp để thúc đẩy công tác triển khai nhiệm vụ trong mọi mặt lĩnh vực hoạt động trong công ty.
Về lĩnh vực quản lý kỹ thuật, hiện nay công ty đã áp dụng phần mềm Quản lý kỹ thuật nguồn điện (PMIS) dùng chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam vào vận hành, khai thác được đa số các phân hệ trên phần mềm giúp quản lý kỹ thuật hiệu quả, khoa học.
Là Nhà máy điện có quy mô công suất lớn, công ty có danh mục rất lớn dữ liệu thiết bị và theo kế hoạch, mục tiêu đến 2025 Công ty cập nhật 100% danh mục lên phần mềm PMIS.
Đến thời điểm hiện nay, công ty đã hoàn thành cập nhật đạt 95% kế hoạch, trong đó đã hoàn thành 100% cây thư mục thiết bị lên phần mềm PMIS (38.497 thiết bị), đã cập nhật thuộc tính cho 37.586 thiết bị (99,84%), 37.787 thông số vận hành (98,16%), 37.800 thông số vật tư (98,19%), thông số an toàn cho 38.480 thiết bị (99,96%) và cập nhật 15.964 thông số vận hành sửa chữa (41,47%).
Trong năm 2023, công ty đã ứng dụng kết quả phân tích RCM của 04 hệ thống gồm: Hệ thống ống bộ hâm; Hệ thống ống quá nhiệt; Hệ thống ống tái nhiệt; Hệ thống nghiền than vào đại tu tổ máy số 3 năm 2024 cũng như ứng dụng vào sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên trong năm 2024 của các hệ thống trên.
Áp dụng công nghệ thông tin trong sửa chữa theo phương pháp RCM, số hóa quy trình xử lý khiếm khuyết thiết bị, quy trình giám sát, nghiệm thu sửa chữa trên phần mềm PMIS thay cho quy trình truyền thống đã mang lại hiệu quả cao cho việc lập phương án sửa chữa các hệ thống thiết bị, cập nhật đầy đủ danh mục hệ thống cần phân tích, từ đó hàng năm sẽ theo dõi và thực hiện phân loại, lựa chọn để áp dụng phương pháp sửa chữa bảo dưỡng phù hợp, giúp giảm suất sự cố thấp nhất và tăng hệ số khả dụng các tổ máy tại công ty.
Về xây dựng Văn phòng số, hiện nay công ty đang áp dụng các phần mềm dùng chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam như: Phần mềm quản lý Văn phòng E-Office, phần mềm quản lý nhân sự HRMS và các phần mềm chủ động của đơn vị như Quản lý vật tư QR, phần mềm quản lý vật tư tài chính Bravo...
100% CBCNV có chức trách, nhiệm vụ được cấp chữ ký số và được áp dụng trong các ứng dụng/giao dịch quản lý nội bộ; 100% lập hồ sơ điện tử thay thế cho các tủ hồ sơ lưu trữ truyền thống, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết, điều hành công việc hàng ngày và góp phần quan trọng trong công tác cải cách hành chính.
Hiện nay công ty đang triển khai xây dựng module quản lý nhân sự trên nền tảng Megasyn để tính lương và quản lý nhân sự tự động, phần mềm quản lý khách và phương tiện ra vào công ty... sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin cho Văn phòng điện tử trong công ty.
Trong lĩnh vực vận hành, sổ nhật ký vận hành là một trong những công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý vận hành tại các Nhà máy nhiệt điện, thực tế hiện nay sổ nhật ký vận hành đang được triển khai dưới hình thức viết tay.
Các nhân viên vận hành sử dụng sổ vận hành để ghi chép lại các thao tác và diễn biến xảy ra, tình trạng máy móc trong ca làm việc đến khi bàn giao thiết bị và ký giao nhận bàn giao. Việc ghi nhật ký vận hành và bảng thông số bằng tay làm cho trưởng ca, trưởng kíp và lãnh đạo các phân xưởng vận hành khó khăn trong việc kiểm soát thông tin.
Nhiệt điện Quảng Ninh đang ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu này thông qua xây dựng phần mềm nhật ký vận hành điện tử module để chuyển đổi số triệt để trong công tác vận hành.
Nhật ký vận hành điện tử có chức năng ghi nhận, đánh giá thông số vận hành, ghi nhật ký vận hành, việc này sẽ thay thế cho việc ghi chép bằng tay trên file giấy, giúp ích cho việc lưu trữ và tra cứu thông tin nhanh chóng.
Công ty tiếp tục vận hành hiệu quả chương trình “Áp dụng mã số - mã vạch trong công tác quản lý vật tư” bằng phần mềm QR code được đưa vào từ năm 2022. Hiện nay, với hơn 26.500 danh mục vật tư đã được mã hóa, khi xuất kho hoặc nhập kho hàng hóa, nhân viên chỉ cần quét mã QR bằng các thiết bị chuyên dụng thì mọi thông tin sẽ được hiển thị.
Đồng thời hệ thống cũng sẽ ghi nhận và tự động tạo phiếu xuất, nhập kho, với tất cả các thông tin về sản phẩm. Mọi công việc và quy trình sẽ đơn giản hơn rất nhiều, giúp các bộ phận liên quan chủ động trong việc theo dõi hàng tồn kho trên hệ thống; Giảm chi phí tồn kho do luôn kiểm soát được tồn kho tối thiểu và trợ giúp quyết định mua mới vật tư.
Những nỗ lực hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số đề ra trong năm 2023 của công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh sẽ góp phần hiệu quả trong việc nâng cao năng lực quản trị, khả năng thích ứng và sức cạnh tranh của công ty trên lộ trình trở thành doanh nghiệp số.
Theo Nguyễn Nga (Báo Quảng Ninh)