1. Bast và Hanuman:
Tác phẩm của Ryan Coogler mở đầu bằng đoạn phim ngắn kể về nguồn gốc của Wakanda,ếtthúvịmàcácbạncóthểbỏsoi kèo.mu kim loại vibranium và Black Panther. Trong đó, Bast được nhắc đến là vị thần ban sức mạnh cho Black Panther đầu tiên, giúp người này thống nhất các bộ lạc và trở thành vua.
Ở nguyên tác truyện tranh, Bast là nữ thần có nguồn gốc từ Ai Cập và được người dân Wakanda thờ phụng. Tuy nhiên, bộ tộc Jabari chọn sống tách biệt vì họ tôn thờ Hanuman - vị thần khỉ Ấn Độ.
2. T’Chaka trẻ tuổi:
Nam diễn viên John Kani là người đóng vai T’Chaka trong Captain America: Civil War (2016) và Black Panther. Phiên bản trẻ tuổi của cựu vương Wakanda xuất hiện trong đoạn hồi tưởng đầu phim do Atandwa Kani, tức chính con trai của John Kani, đảm nhận.
3. Sự xuất hiện của Helmut Zemo:
Một đoạn tin tức ở đầu phim nhắc tới vụ ám sát T’Chaka ở Vienna, Áo trong Captain America: Civil War với Helmut Zemo (Daniel Brühl) là thủ phạm. Như vậy, Bucky Barnes (Sebastian Stan) đã chính thức được minh oan khỏi tội danh khủng bố trước đó.
4. Vai trò của Nakia:
Nakia (Lupita Nyong'O) không chỉ là người yêu cũ của T’Challa (Chadwick Boseman), mà còn là một điệp viên của Wakanda. Nhiệm vụ của cô là theo dõi những vụ buôn bán nô lệ bên ngoài lãnh thổ. Cuối phim, Nakia mặc trang phục và chiến đấu như một cận vệ Dora Milaje của Black Panther.
Ở nguyên tác truyện tranh, tiểu sử nhân vật hoàn toàn trái ngược. Theo đó, Nakia vốn là một thành viên của Dora Milaje và đem lòng yêu T’Challa. Cô bị ám ảnh tới mức âm mưu giết chết vị hôn thê của đức vua. Nakia sau đó bị trục xuất khỏi đất nước và trở thành ác nhân Malice.
5. Vai khách mời của Stan Lee:
Những vai khách mời của Stan Lee trong các bộ phim dựa trên truyện tranh Marvel luôn mang đến sự thích thú cho người hâm mộ. Ở Black Panther, ông xuất hiện trong sòng bài nơi T’Challa, Nakia và Okoye (Danai Gurira) phá hỏng thương vụ mua bán vibranium của Ulysses Klaue (Andy Serkis).
6. Thế giới linh hồn của Wakanda:
Khi trở thành vua của Wakanda, T’Challa có cơ hội uống nước từ Tâm Hình Thảo và vùi trong cát ma thuật để có thể gặp gỡ tổ tiên. Vùng đất linh hồn tuyệt đẹp với tông màu tím xanh được dựa trên cõi Djalia của nguyên tác truyện tranh. Đây là thế giới huyền bí hình thành dựa trên ký ức của người dân Wakanda.
7. Gợi nhắc tới loạt phim Back to the Future:
Khi tới thăm phòng thí nghiệm của Shuri (Letitia Wright), T’Challa được em gái giới thiệu về một loại giày mới làm từ công nghệ nano. Theo lời cô gái, đôi giày hoàn toàn tự động như một bộ phim Mỹ cũ rích mà cha họ hay xem. Chi tiết gợi nhắc tới đôi giày của nhân vật chính Marty McFly (Michael J. Fox) trong loạt phim Back to the Future. Chi tiết giúp chứng tỏ công nghệ tại Wakanda đi trước nhân loại khá xa.
8. Bộ giáp của Black Panther:
Ngay sau đó, Shuri giới thiệu cho T’Challa một bộ giáp mới có thể thu gọn thành chiếc vòng cổ. Vị vua của Wakanda chọn phiên bản bằng bạc để “ít gây chú ý hơn”. Chiếc vòng vàng còn lại sau đó thuộc về Killmonger (Michael B. Jordan). Tuy nhiên, bộ giáp sau mới chính là tạo hình của Black Panther ở nguyên tác truyện tranh.
9. Chiếc mặt nạ của Killmonger:
Sau khi đánh cắp cổ vật bằng vibranium ở bảo tàng Anh quốc, Killmonger “tiện tay” cuỗm luôn một chiếc mặt nạ. Chi tiết gợi nhắc tới cuộc đụng độ đầu tiên giữa Erik và T’Challa trong nguyên tác truyện tranh.
10. Gợi nhắc tới Bucky Barnes:
Khi Killmonger tấn công trụ sở CIA, Everett Ross (Martin Freeman) đỡ đạn cho Nakia và bị thương khá nặng. Anh được T’Challa mang về Wakanda để nhờ Shuri chữa trị. Câu thoại “một anh chàng da trắng què quặt khác” ám chỉ Bucky Barnes - người đang ngủ đông ở Wakanda. Trong tập truyện khơi mào cho Avengers: Infinity War, Shuri đóng vai trò then chốt trong việc chữa trị cho Chiến binh Mùa đông.
11. Mối quan hệ giữa Killmonger và Ulysses Klaue:
Trong nguyên tác truyện tranh, cha của Killmonger từng bị giết khi giúp Ulysses Klaue tấn công vào Wakanda. Cả gia đình của ông sau đó bị trục xuất tới New York, Mỹ. Từ đó, Killmonger nuôi lòng hận thù với Black Panther và quyết tâm quay lại để đòi nợ máu. Chi tiết có ít nhiều thay đổi khi chuyên thể lên màn ảnh rộng.
12. Vũ khí của Ulysses Klaue:
Sau khi bị Ultron chặt mất tay trong Avengers: Age of Ultron (2015), Ulysses Klaue gắn vào đó một khẩu súng với công nghệ của Wakanda. Hình ảnh này khá giống với tạo hình của nhân vật ở nguyên tác truyện tranh.
13. Đàn tê giác:
Hình ảnh T’Challa chiến đấu với đàn tê giác của W’Kabi (Daniel Kaluuya) gợi nhắc tới loạt truyện ngắn về Black Panther trong những năm 1980 của Peter B. Gillis và Denys Cowan.
14. Thác Chiến binh:
Thác Chiến binh là nơi Erik thách đấu T’Challa để giành ngôi vua Wakanda. Chi tiết khá giống với đầu truyện Panther's Rage vào những năm 1970 của Don McGregor. Trong đó, Killmonger cũng giành chiến thắng và ném Black Panther xuống dưới ngọn thác.
15. Bashenga:
Ngọn núi chứa kim loại vibranium trong phim có tên là Bashenga. Trong nguyên tác, đây là tên thật của Black Panther đầu tiên - người được thần Bast ban sức mạnh thống nhất các bộ lạc và lập nên Wakanda.
16. Vũ khí của Shuri:
Trong phim, Shuri giúp anh trai chiến đấu bằng một cặp súng mang hình đầu báo. Món vũ khí không có trong nguyên tác, nhưng lại gợi nhắc tới việc Shuri từng trở thành Black Panther trong quãng thời gian T’Challa lâm bệnh nặng ở truyện tranh.
17. White Wolf:
Đoạn phim after-credit thứ hai của bộ phim cho thấy Bucky Barnes đã tỉnh lại và thoát khỏi sự kiểm soát của H.Y.D.R.A. Lũ trẻ Wakanda gọi anh là White Wolf. Ở truyện tranh, đây là một nhân vật độc lập do Christopher Priest sáng tạo. Anh là con nuôi của T’Chaka và trở thành thủ lĩnh lực lượng Cảnh sát chìm của Wakanda. Sau khi lên ngôi, T’Challa quyết định giải tán tổ chức và đẩy bản thân vào mâu thuẫn với White Wolf.
Theo GameK