1. Không còn là mục tiêu với SEA Games,ểnViệtNamHLVTroussiervộivàngvớigiấcmơkèo nhà AFF Cup… bóng đá Việt Nam phải vươn ra khỏi khu vực và cạnh tranh tấm vé tới tham dự World Cup hoặc chí ít tiệm cận với trình độ các đội bóng hàng đầu châu lục là những gì ông Troussier từng chia sẻ ngày nhậm chức.
Để hiện thực hoá mục tiêu, tân thuyền trưởng người Pháp bắt tay ngay vào công việc cải tổ cho bóng đá Việt Nam bằng việc xây dựng lứa cầu thủ kế cận, bên cạnh đó là thay đổi lối chơi đối với các đội tuyển.
Kế hoạch ông Troussier đề ra nhận được sự hưởng ứng từ VFF, giới chuyên môn cũng như người hâm mộ. Lý do là bởi nhiều năm trở lại đây dù chưa phải số 1 khu vực, nhưng ít nhất bóng đá Việt Nam cũng gây tiếng vang với không ít chiến tích tại các giải đấu châu lục, từ lứa trẻ đến tuyển Việt Nam.
2. Năm 2018, ông Troussier trở thành cố vấn chiến lược, đồng thời giữ vai trò GĐKT Học viện bóng đá PVF trước khi làm HLV trưởng tuyển U19 Việt Nam.
Thời điểm này, bóng đá Việt Nam thực sự khởi sắc với lứa cầu thủ tài năng và còn rất trẻ như Quang Hải, Văn Hậu, Hoàng Đức… Đây có lẽ mới là lý do lớn nhất để ông Troussier trở thành người kế nhiệm cho HLV Park Hang Seo ít năm sau với niềm tin thành công hơn.
Niềm tin ấy không sai, khi thực tế phần lớn các cầu thủ từng là trụ cột của tuyển Việt Nam trước kia lúc này vẫn đang đạt độ chín nhất sự nghiệp, bên cạnh các học trò cũ ở U19 Việt Nam như Văn Tùng, Duy Cương, Minh Trọng, Tuấn Tài, Tuấn Dương…
Với lực lượng có cả “hiện tại lẫn tương lai” như thế nên càng dễ hiểu chiến lược gia người Pháp đặt ra ra mục tiêu World Cup cho bản thân lẫn bóng đá Việt Nam.
3. Sau hơn nửa năm cầm quân và được tạo điều kiện làm việc tối đa, thậm chí chưa từng có tiền lệ, những gì mà HLV Troussier mang về đến lúc này là tương đối ít ỏi, nếu nhìn vào kết quả, sự biến chuyển về chất ở 6 trận đấu của tuyển Việt Nam.
Nhiều chỉ trích đối với chiến lược gia người Pháp bắt đầu xuất hiện sau những hy vọng ban đầu, nhưng ít ai nhìn vào sự thật khi sự thất vọng ấy không hẳn là lỗi của ông Troussier.
V-League dù có những nhà vô địch mới, hệ thống các giải đấu trẻ vẫn đươc duy trì… nhưng so với trước đây không nhiều khác biệt và phải tới năm nay mới chính thức áp dụng thời gian tổ chức hay đưa công nghệ VAR vào sân chơi cao nhất thì rõ ràng nói bóng đá Việt Nam phát triển hơi khó.
Hoặc đơn giản, sau nhiều năm cầu thủ Việt Nam vẫn chưa thể xuất ngoại thành công (trừ Đặng Văn Lâm, một vị trí khá đặc thù) để cũng khó cho ông Troussier nâng tầm, thành công ngay lập tức với tuyển Việt Nam cũng như mơ tới World Cup.
Ông Troussier mơ mộng không sai, nhưng để thành hiện thực có lẽ cần thời gian hay đi chặng đường dài hơn so với cách làm tương tự với bóng đá Nhật Bản trước kia.