Những người cố tình tiếp xúc với virus nhưng vẫn không mắc Covid_ket qua u23 uc
Một trong những bí ẩn còn tồn tại của đại dịch Covid-19 là tại sao một số người dương tính nhưng không có triệu chứng và nhiều người khác không mắc bệnh dù phơi nhiễm virus.
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra câu trả lời bằng cách nghiên cứu những người cố tình tiếp xúc với virus nhưng vẫn khỏe mạnh.
Những người giống Faith Paine.
Paine,ữngngườicốtìnhtiếpxúcvớivirusnhưngvẫnkhôngmắket qua u23 uc 26, sống ở London (Anh), tình nguyện tham gia một thử nghiệm đầy thách thức. Theo đó, cô được nhỏ virus SARS-CoV-2 vào mũi nhằm mục đích nhiễm bệnh. Trong 17 ngày, cô phải ở trong một căn phòng đơn của bệnh viện, không được ra ngoài. Cô ngủ lúc 23h30, dậy lúc 6h30.
Có 36 người tham gia dự án giống như Paine, mỗi người được nhận 6.500 USD. Sau khi thời gian thử nghiệm kết thúc, vẫn còn 18 người không nhiễm Covid-19.
Tiến sĩ Andrew Catchpole, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết, ông cũng dự đoán không phải tất cả mọi người đều mắc bệnh. Trong thử nghiệm với các bệnh truyền nhiễm khác, tỷ lệ mắc khoảng 50-70%.
Nhưng giới chuyên môn vẫn chưa thể đưa ra một lý do rõ ràng tại sao một số người nhiễm bệnh, số khác dương tính nhưng không có triệu chứng hoặc vẫn khỏe mạnh.
Đối với Paine, tất cả những gì đã trải qua là một lời nhắn gửi rằng cô là một trong những người khỏe mạnh nhất.
Cô nói: “Thật tuyệt khi biết mọi thứ đang trôi qua một cách khá tốt đẹp”. Điều đó giúp cô ấy bớt đi phần nào nỗi sợ bị nhiễm Covid-19.
Phơi nhiễm và di truyền
Với các bệnh truyền nhiễm như HIV, sốt rét, một số hiếm hoi cá nhân có gen bẩm sinh cho phép họ tránh mắc bệnh.
Tiến sĩ Andras Spaan, nhà vi sinh vật học tại Đại học Rockefeller bày tỏ hy vọng, việc nghiên cứu những điểm khác thường có khả năng dẫn đến các phương pháp điều trị.
Khi Spaan và các đồng nghiệp của ông xuất bản bài báo đầu tiên về chủ đề trên vào mùa thu, họ nhận được 7.000 email từ khắp nơi trên thế giới xin tham gia vào nghiên cứu. Hiện nhóm đã phân tích dữ liệu của 700 người.
Vẫn chưa rõ liệu khả năng miễn dịch đối với virus gây ra Covid-19 có chuyển thành khả năng bảo vệ chống lại các bệnh do virus khác, chẳng hạn như bệnh cúm, hay không.
Tuy nhiên có một mối lo khác tiềm ẩn. Ví dụ, các gen quy định khả năng kháng bệnh sốt rét cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hồng cầu hình liềm - chứng rối loạn máu.
Yếu tố miễn dịch
Tiến sĩ Christopher Chiu, nhà miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia London cho biết, hệ miễn dịch của con người đã phát triển nhiều lớp bảo vệ. Một số lớp có từ khi tổ tiên của chúng ta là các sinh vật đơn bào và những lớp khác xuất hiện gần đây hơn.
Một trong những lớp này bao gồm các kháng thể, có thể vô hiệu hóa virus. Một số kháng thể tìm thấy trong mũi và bắt đầu tấn công các loại virus như SARS-CoV-2 trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
"Nếu lượng virus trong giọt bắn tương đối nhỏ, kháng thể tại mũi có thể ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm”, Tiến sĩ Chiu nói.
Tế bào T của hệ miễn dịch cũng có thể loại bỏ các tế bào bị nhiễm virus trước khi virus phát triển quá nhiều hoặc lây lan khắp cơ thể.
Tuy nhiên, rất khó để đo lường các yếu tố trên.
Bởi vậy, ngoài việc chủng ngừa và chăm sóc bản thân, mọi người không thể làm gì nhiều để xây dựng hệ miễn dịch mà SARS-CoV-2 không thể xâm nhập.
Một số người có thể có hệ miễn dịch phản ứng nhanh với nhiễm trùng đến mức virus không có thời gian để tái tạo nhiều trước khi bị đánh bật. Đây là lý do trẻ em nói chung có phản ứng nhẹ khi nhiễm Covid-19.
Một số người có thể ít bị lây nhiễm hơn vì gần đây họ đã nhiễm các loại virus khác nhau, như cảm lạnh thông thường. Điều này kích hoạt một phần của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ ngắn hạn khỏi các virus khác bao gồm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, sự bảo vệ đó sẽ mất đi nhanh chóng.
Từng nhiễm bệnh
Theo một nghiên cứu được công bố cuối tháng 3, từng nhiễm Covid-19 dường như có khả năng bảo vệ trong khoảng 20 tháng.
Peter Nordstrom, tác giả của nghiên cứu và là giáo sư y khoa nhi tại Đại học Umea ở Thụy Điển, cho biết khả năng miễn dịch do từng nhiễm bệnh sẽ tăng cường thêm tác dụng với những người đã tiêm vắc xin. Sau 6 tháng, khả năng bảo vệ có từ vắc xin còn khoảng một nửa.
Tuy nhiên, ông khuyến cáo, sự gia tăng các biến thể khác nhau cũng có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch do từng nhiễm bệnh. Mọi người vẫn có thể mắc Covid-19 dù đã tiêm phòng hay mắc trước đó.
Giáo sư Nordstrom nói: “Bảo vệ chống lại bệnh nặng dường như kéo dài hơn so với bảo vệ chống lại kết quả xét nghiệm dương tính”.
An Yên (Theo USA Today)