TS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh Dưỡng Việt Nam,óphânbiệtrausạchbằngmắtthườngchuyêngiachỉmẹohaychobànộitrợlich thi dau ban ket c1 chia sẻ, rất khó để phân biệt được rau sạch hay không bằng mắt thường.
Trước đây, người ta thường quan niệm đi chợ thấy rau nào có sâu ăn, rau đó là rau sạch. Tuy nhiên điều này cũng chưa chính xác.
Theo TS Từ Ngữ, rau sạch là khi được gieo trồng, chăm sóc ở nơi có đất, nước, khí hậu không bị ô nhiễm. Rau phải được trồng và thu hoạch chính vụ và canh tác đúng quy trình. Ngoài ra, rau phải không có vi khuẩn, ký sinh trùng, không dính đất cát khi thu hoạch, không có hóa chất hay chất bảo quản.
“Theo tôi, để có rau sạch đúng nghĩa, rau khi trồng sẽ không dùng bất cứ chất hoá học nào, ngay cả phân bón cho rau cũng phải dùng phân hữu cơ. Một tiêu chí cực kỳ quan trọng nữa là rau phải được trồng đúng theo thời vụ hay nói dễ hiểu hơn là đúng mùa vụ…”, Tiến sĩ nói.
Chia sẻ về cách chọn rau an toàn cho sức khỏe, TS Từ Ngữ cho biết, ông thường chọn rau theo 4 tiêu chí.
Thứ nhất, luôn ưu tiên chọn rau chính vụ. Rau chính vụ ít nhất sẽ hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Thứ hai, khi đã chọn rau chính vụ, chúng ta sẽ ưu tiên chọn nhưng loại rau thường ít dùng thuốc trừ sâu (ví dụ rau hay mọc dại hơn là được trồng). Chuyên gia cho rằng, với các loại rau lá, để an toàn, ngoài lựa chọn loại đúng mùa nên mua những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại giòn, ngon. Với các loại rau xanh mướt, đặc biệt là rau trái mùa, không nên sử dụng. Ngoài ra, trước khi nấu cũng nên rửa rau nhiều lần dưới vòi nước sạch, sau đó ngâm với nước sạch để chất tồn dư trong rau, nếu có, sẽ bị rửa trôi hoặc thôi nhiễm ra nước.
Thứ ba, ưu tiên ăn củ, quả. Rau có rất nhiều loại, ví dụ rau ăn lá có rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; Rau củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; Rau quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; Rau gia vị gồm các loại hành, tỏi, rau răm, rau mùi… “Chúng ta nên ưu tiên ăn rau củ, rau quả vì tôi cảm thấy nó an toàn hơn rau ăn lá. Ít nhất củ, quả tôi có thể gọt được vỏ”, Tiến sĩ khuyên.
Thứ tư, khi ăn rau lá chúng ta nên ăn theo nguyên tắc ăn hỗn hợp. “Mỗi bữa ăn của tôi có ít nhất 5 loại rau. Những loại rau tôi nghĩ sẽ phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật như rau cải tôi sẽ ăn ít”, Tiến sĩ chia sẻ.
TS Từ Ngữ cũng chia sẻ khó khăn nữa là khi tự đi chợ, chế biến chúng ta có thể kiểm soát phần nào an toàn thực phẩm. Tuy nhiên khi ăn uống ngoài gia đình, việc kiểm soát chất lượng rau khó khăn hơn. Vì vậy TS Từ Ngữ dặn các con, cháu khi ăn ở trường/ở cơ quan hạn chế ăn rau ăn lá và ưu tiên ăn rau củ. Buổi tối về nhà, chúng ta sẽ ăn bù rau lá.
TS. Từ Ngữ cho rằng, để có rau sạch cần phải có sự phối hợp của các nhà khoa học, người nông dân, người tiêu dùng. Trong đó, ý thức trồng trọt của người nông dân cần phải thay đổi theo tư duy trồng trọt an toàn. Đối với cấp quản lý cần phải thường xuyên giám sát, xử phạt nghiêm. Với người tiêu dùng, chúng ta phải luôn thông thái khi lựa chọn, sử dụng.
TS Từ Ngữ cũng thông tin thêm, rau lá không có nhiều chất sinh ra năng lượng cho cơ thể nhưng lại không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Cụ thể rau cung cấp nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin (một chất xơ) và axit hữu cơ mà các thực phẩm khác không có.
Ngoài ra, rau còn cung cấp nhiều xenluloza (chất xơ hoà tan). Một số loại rau ăn lá làm gia vị như mùi, rau thơm, hành, tỏi... có chứa tinh dầu và nhiều hoạt chất sinh hoạt tốt cho sức khoẻ.
Các loại rau màu xanh có chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate. Các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi), các loại rau quả màu sắc giàu vitamin C, beta-carotene và các flavonoids - được chứng minh là giảm quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Rau quả còn rất giàu chất xơ có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và giảm cholesterol.
Người tiêu dùng cũng nên lưu ý để xem bản thân có đang ăn đủ rau hay không. Theo TS Từ Ngữ, bạn có ăn đủ chất xơ không, dựa vào phân là có thể biết (màu sắc, hình dạng). Nếu đi đại tiện khó khăn chứng tỏ chúng ta đang ăn thiếu chất xơ.
“Không đủ chất xơ khiến cho phân bị giữ lại trong đại tràng tăng nguy cơ tái hấp thu chất độc không có lợi cho cơ thể. Một số người hay nhức đầu, mệt khi hỏi ra là nhiễm độc tao bón. Chất xơ có trò đào thải chất các chất cặn bã, độc ra ngoài cơ thể”, Tiến sĩ này cho biết.
Ngoài ra, không ăn đủ rau sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề sức khoẻ khác, gia tăng nguy cơ thừa cân béo phì, tăng nguy cơ rối loạn chuyển hoá…
Thói quen rửa rau sống sai lầm nhiều gia đình Việt thường mắcRau sống là món ăn khoái khẩu của không ít gia đình. Nhiều bà nội trợ cho rằng ngâm rau trong nước muối là có thể an tâm tuy nhiên điều này chưa chính xác.