Aaron Li,ơnứngdụngTrungQuốcđãbịẤnĐộcấmcửtỷ số iceland nhà sáng lập Club Factory. Ảnh: FT |
5 tháng sau khi bị cấm kinh doanh tại Ấn Độ, Aaron Li – ông chủ Club Factory, ứng dụng bán quần áo và đồ gia dụng giá rẻ cho hàng trăm triệu người dân Ấn Độ qua smartphone – vẫn chưa biết khi nào mới được phép bán hàng trở lại, sau khi New Delhi cấm hàng loạt ứng dụng Trung Quốc.
Tuần này, Ấn Độ cấm thêm 43 ứng dụng Trung Quốc, tiếp tục chiến dịch chống lại các hãng công nghệ Trung Quốc bắt đầu từ tháng 6 sau cuộc đụng độ biên giới khiến 21 sỹ quan nước này tử nạn. Cái gọi là “cuộc tấn công kỹ thuật số” ảnh hưởng đến cả những tên tuổi lớn như Alibaba, Tencent và ByteDance.
Năm 2019, Li huy động được 100 triệu USD từ các nhà đầu tư để mở rộng tại Ấn Độ do Club Factory đứng đầu bảng xếp hạng tải về ở đây và chuẩn bị có lãi. Li nhìn thấy cơ hội lớn hơn so với quê nhà Trung Quốc vốn đã đông đúc và mô tả Ấn Độ như “biển xanh” dành cho thương mại điện tử.
Dù vậy, hiện tại Li dự đoán sẽ mất gần hết các khoản đầu tư. Nhiều tháng dưới “âm phủ” đã khiến doanh nghiệp của ông bị phá hủy. “Nếu người dùng không nhìn thấy bạn trong một thời gian dài, họ sẽ không quay lại”, Li nói.
Li cho biết, ông đang ngồi chơi game ở nhà thì nghe tin Ấn Độ cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc vì lý do an ninh, trong số này có Club Factory. Đột nhiên, gần như mọi ứng dụng Trung Quốc hàng đầu đều bị xóa khỏi điện thoại Ấn Độ, bao gồm TikTok, UC Browser, WeChat. Ban đầu, ông còn không tin đây là sự thật.
Ngay sau đó, Li phải tham gia vào cuộc chiến để cứu sống việc kinh doanh của mình. Ngày hôm sau, ông nói chuyện với các thành viên ban giám đốc. Tất cả các nhà đầu tư đều sốc. Không ai có kinh nghiệm cho những việc như vậy.
Thông báo từ Bộ Công nghệ thông tin và Điện tử Ấn Độ chỉ đơn giản nói, Club Factory sẽ bị xóa khỏi Google Play và App Store. Các hãng viễn thông cũng nhanh chóng chặn truy cập tên miền Club Factory, khiến khách hàng không thể theo dõi đơn hàng của họ. Thậm chí, việc liên lạc với nhân viên tại Ấn Độ cũng gặp khó khăn vì hầu hết dùng WeChat để gửi tin nhắn và gọi điện.
Li đã gửi thư lên nhà chức trách và khẳng định không làm gì đe dọa đến “chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ” song không nhận được phản hồi. Nỗ lực liên hệ của nhóm pháp lý cũng không thành công. Đây là lệnh của Thủ tướng Narendra Modi. Các công ty khác cũng trong hoàn cảnh mờ mịt như vậy. Họ hiểu rằng, nói với ai cũng vô tác dụng.
Tại Hàng Châu, nhân viên của Li bắt đầu hỏi kế hoạch của ông. Ấn Độ là thị trường duy nhất của họ và giá trị đơn hàng hàng tháng từ 100 triệu USD giảm còn 0 trong tháng 7. Chỉ sau 2 tuần, Li phải sa thải một nửa nhân viên, tương đương hơn 300 người, để kéo dài thời gian. Li cho biết công ty có đủ tiền để trang trải 5 hay 6 tháng mà không có doanh thu.
Tính đến nay, Ấn Độ đã cấm hơn 200 ứng dụng Trung Quốc. Alibaba cho các nhân viên tại đây nghỉ việc và cắt giảm các sáng kiến đổi mới, đầu tư vào Ấn Độ. Tencent trả lại quyền phát hành game PUBG Mobile cho nhà phát triển Hàn Quốc để cứu game. TikTok vẫn chưa sa thải nhân viên song tinh thần đang xuống rất thấp.
Đồng sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Quona Capital, Ganesh Rengaswamy, nhận xét, cho tới khi căng thẳng giảm bớt, không có lý do gì để chính phủ Ấn Độ thay đổi lập trường.
Trong lúc này, Li và nhân viên tại Club Factory đang xây dựng ứng dụng mới dành cho châu Âu và Mỹ. Ngay cả khi Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm, ông nói muốn một lời xin lỗi trước khi trở lại thị trường. “Vì sao tôi nên đầu tư vào một nước nếu có nguy cơ mất tất cả. Hôm nay là ứng dụng Trung Quốc, mai rất có thể là Mỹ. Đó là điều không thể biết được”, Li chia sẻ.
Du Lam (Theo FT)
Ấn Độ kêu gọi tẩy chay Netflix vì cảnh hôn trong đền Hindu
Cảnh sát được yêu cầu điều tra Netflix sau khi một thành viên của Đảng cầm quyền phản đối cảnh phim trong bộ “A Suitable Boy” diễn ra trong ngôi đền Hindu.