Xổ số 88

Tin thể thao 24H Lấy ý kiến cư dân về cấp phép quy hoạch chưa sát thực, mất nhiều thời gian_nhà caia uy tín

Lấy ý kiến cư dân về cấp phép quy hoạch chưa sát thực, mất nhiều thời gian_nhà caia uy tín

-Theấyýkiếncưdânvềcấpphépquyhoạchchưasátthựcmấtnhiềuthờnhà caia uy tíno Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA), mẫu “Phiếu góp ý của cộng đồng dân cư liên quan” về cấp phép quy hoạch có quá nhiều nội dung nặng về chuyên môn quy hoạch, dẫn đến việc lấy ý kiến chưa thật sự sát thực, có thể dẫn đến hình thức, mất rất nhiều thời gian và công sức.

Chưa thật sự sát thực, có thể dẫn đến hình thức

HoREA vừa có văn bản gửi lãnh đạo TP.HCM, các sở ngành liên quan về góp ý trình tự, cách thức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong công tác cấp giấy phép quy hoạch.

Theo đó, ngày 16/08/2017, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã có văn bản lấy ý kiến Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện về trình tự, cách thức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong công tác cấp Giấy phép quy hoạch.

{keywords}

Theo HoREA, “Phiếu góp ý của cộng đồng dân cư liên quan” về cấp phép quy hoạch có quá nhiều nội dung nặng về chuyên môn quy hoạch, dẫn đến việc lấy ý kiến chưa thật sự sát thực, có thể dẫn đến hình thức, mất nhiều thời gian và công sức.

Trong thời gian qua, để chuẩn bị đầu tư dự án bất động sản, việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư được cơ quan chức năng thực hiện khi chủ đầu tư xin cấp giấy phép quy hoạch. Sau khi đã được cấp giấy phép quy hoạch, nếu chủ đầu tư đề nghị có sự thay đổi một số nội dung quy hoạch thì phải làm lại thủ tục lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư. Đối với dự án đang được xây dựng dở dang, nếu chủ đầu tư đề nghị có sự thay đổi một số nội dung quy hoạch, thiết kế hạng mục thì cũng phải làm lại thủ tục lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư.

Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về cấp giấy phép quy hoạch là công tác cần thiết nhằm bảo đảm cho đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia ý kiến đóng góp về dự kiến quy hoạch, dự kiến triển khai dự án có tác động đến quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư trong khu vực.

Tuy nhiên, Hiệp hội cũng chỉ ra rằng, mẫu “Phiếu góp ý của cộng đồng dân cư liên quan” có quá nhiều nội dung nặng về chuyên môn quy hoạch (như cơ cấu sử dụng đất; các chỉ tiêu sử dụng đất; mật độ xây dựng; hệ số sử dụng; khoảng lùi công trình so với ranh lộ giới các tuyến đường tiếp giáp khu đất; các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về hạ tầng xã hộị…) mà chỉ có những chuyên gia về quy hoạch xây dựng mới am hiểu, dẫn đến việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư chưa thật sự sát thực, có thể dẫn đến hình thức, mất rất nhiều thời gian và công sức.

Với nội dung phiếu góp ý, hiệp hội đề nghị chỉ giữ lại các nội dung cần thiết, như về phạm vi, ranh giới dự án; về chức năng công trình; về quy mô dân số; về tầng cao công trình; về các vấn đề có liên quan khác, để lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư thì thiết thực hơn và người dân hoàn toàn có thể tham gia ý kiến được.

Cử tri Hà Nội đề nghị phải công khai lấy ý kiến khi duyệt cao ốc

Mới đây, trong văn bản do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký về việc trả lời kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIV) theo yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nhiều câu hỏi được đề cập xung quanh việc quản lý đô thị hiện nay của Hà Nội.

Các cử tri quận Long Biên, đề nghị UBND Thành phố xem xét điều chỉnh quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận Long Biên và phường Ngọc Lâm. Đồng thời thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi phê duyệt các dự án chung cư thương mại.

Nêu về vấn đề này, lãnh đạo thành phố cho biết, các khu vực đề nghị điều chỉnh quy hoạch đô thị thuộc địa bàn quận Long Biên đều tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh, chính quyền địa phương trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt. “Ý kiến cộng đồng dân cư là một trong các cơ sở để UĐND Thành phố xem xét, quyết đinh nội dung điều chỉnh quy hoạch đô thị, do đó việc công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi phê duyệt luôn được UBND các phường, UBND quận Long Biên phối hợp thực hiện nghiêm túc”, lãnh đạo Hà Nội nêu rõ.

Những ngày qua, câu chuyện thay đổi quy hoạch tại Khu Đoàn Ngoại giao (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) được cư dân rất quan tâm. Sau 7 năm điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao vào năm 2010, mới đây nhất ngày 22/5/2017, Hà Nội quyết định tiếp tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao. Theo đó, nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu. Trong đó có ô đất tăng gấp đôi mật độ xây dựng, tăng 3-4 lần tầng cao công trình.

Cư dân Khu Đoàn Ngoại giao cho biết: “Việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị theo cư dân biết đều được làm theo đúng quy trình trong đó có cả việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Nhưng những dân cư đó là ai khi mà nhiều cư dân đang sống tại KĐT gần đây mới biết về quyết định điều chỉnh quy hoạch này”.

{keywords}

Câu chuyện thay đổi quy hoạch tại Khu Đoàn Ngoại giao (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) đang được cư dân rất quan tâm.

Trong khi đó, lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) – chủ đầu tư dự án khẳng định dự án Khu Đoàn Ngoại giao cho biết đã thực hiện theo quy định trong đó có ý kiến của cư dân.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 26/9/2016, Ban Quản lý các dự án Phát triển nhà và đô thị (đại diện chủ đầu tư Hancorp) đã có buổi làm việc với UBND phường Xuân Tảo về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với đồ án điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất ĐMKT1, CC2, CC3-4, CC5 thuộc dự án Khu Đoàn Ngoại giao.

Ban quản lý phối hợp cùng UBND phường Xuân Tảo tổ chức trưng bày công khai hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất nêu trên tại trụ sở UBND phường Xuân Tảo từ ngày 27/9- 27/10/2016 (30 ngày).

Đến ngày 4/11/2016, đã có buổi làm việc về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất ĐMKT1, CC2, CC3-4, CC5 thuộc dự án Khu Đoàn Ngoại giao. Tham gia buổi làm việc có 29 thành viên trong đó có đại diện UBND phường Xuân Tảo, Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Xuân Tảo, đại diện tổ dân phố I, II; các bộ Ban quản lý các dự án (đại diện chủ đầu tư) và 10 hộ dân.

Biên bản làm việc ghi rõ: “Ý kiến các hộ dân tham gia cuộc họp: Thống nhất với nội dung của phương án điều chỉnh. Tuy nhiên phải điều chỉnh theo đúng quy định và quy trình của pháp luật đảm bảo quyền lợi của người dân”.

Trao đổi về việc lấy ý kiến cộng đồng khi phê duyệt, điều chỉnh dự án TS. Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, việc quy hoạch xây dựng được điều chỉnh là chuyện bình thường, mục đích để phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn. Việc lấy ý kiến cộng đồng cũng đã được quy định.

Theo ông Liêm, phải xác định ở đây đối tượng hỏi lấy ý kiến là những ai. “Đây là chuyện lớn, là cả một vấn đề điều tra xã hội học. Không phải hỏi hời hợt một vài người mà nói là điều tra” – ông Liêm nói.

Cũng theo vị Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, “UBND TP cần nghiêm túc nhìn lại chuyện này. Qua dân cư phản ánh HĐND TP phải lên tiếng giám sát, đòi hỏi phải xem xét lại, báo cáo tình hình”.

“Khi hỏi ý kiến cộng đồng phải phân tích chứ không phải hỏi cho có. Phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh chứ không phải mang tính hình thức. Đây là chuyện lớn, là cả một vấn đề điều tra xã hội học. Không phải hỏi hời hợt một vài người mà nói là điều tra” – TS. Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Hồng Khanh

Hoãn cuộc đối thoại tại dự án Khu Đoàn Ngoại giao

Hoãn cuộc đối thoại tại dự án Khu Đoàn Ngoại giao

Buổi đối thoại về các vấn đề xung quanh dự án Khu Đoàn Ngoại giao từ kết nối hạ tầng giao thông đến điều chỉnh quy hoạch…sẽ không diễn ra vào chiều mai (12/10) như giấy mời thông báo trước đó.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap