RMIT Việt Nam thúc đẩy đổi mới AI trong giáo dục đại học_kết quả trận bóng đá đức

Tiềm năng cải cách các hoạt động giáo dục của trí tuệ nhân tạo (AI) là trọng tâm được các diễn giả và khách tham dự trao đổi sôi động. 

Các diễn giả uy tín,ệtNamthúcđẩyđổimớiAItronggiáodụcđạihọkết quả trận bóng đá đức trong đó có GS. Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và TS. Sean McMinn - Giám đốc Trung tâm Đổi mới giáo dục (Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông), đã có phần chia sẻ thú vị về tác động mang tính chuyển đổi của AI đang hình thành trong thiết kế học tập và thực hành giáo dục. 

GS. Lê Anh Vinh nhấn mạnh rằng, “tương lai của học tập được xác định bởi ba nguyên tắc chính: khả năng thích ứng, tính toàn diện và sự hợp tác”. Những công nghệ đang phát triển nhanh chóng như AI và thực tế ảo đang thay đổi mặt bằng giáo dục, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách phát triển nội dung và phương pháp sư phạm. Tuy nhiên, điều cốt yếu là phải đảm bảo tiếp cận công bằng cho toàn bộ sinh viên và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan.  

TS. Sean McMinn trình bày dữ liệu thuyết phục về chuyển đổi các kỹ năng công việc và nhu cầu thị trường, nhằm nêu bật các thành tố quan trọng của “sự sẵn sàng thực sự”. 

“Sự sẵn sàng thực sự liên quan đến nhiều thứ, chứ không phải chỉ có việc quen thuộc với các công cụ. Điều này đòi hỏi hiểu biết về đạo đức, đổi mới sáng tạo trong phương pháp sư phạm, và hợp tác giữa người và AI”, TS. McMinn nói. 

RMIT 1.jpg
 TS. Sean McMinn (Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông) trình bày về những đổi mới trong thiết kế học tập và thực hành giáo dục

Cân bằng đổi mới với hướng tiếp cận truyền thống

Khi các cơ sở giáo dục đang dần được dẫn dắt bởi công nghệ, việc đạt được sự cân bằng giữa tích hợp các công nghệ tiên tiến vào phương pháp giảng dạy và hướng tiếp cận sư phạm truyền thống là rất quan trọng. 

Ông Glen O’Grady - Giám đốc Trải nghiệm và thành công học tập tại RMIT Việt Nam, cho biết: “Chúng ta là người điều hướng sự chuyển đổi. Chìa khóa nằm ở cách chúng ta tận dụng AI như một công cụ hỗ trợ thay vì một lực lượng gây rối. AI hay các công nghệ khác đều là bạn đồng hành, không phải lực lượng thay thế”. 

“Con người không thể thay thế,” ông nói.

Trên hành trình chuyển đổi công nghệ này, người làm công tác giáo dục nên cởi mở để khám phá sức mạnh của đổi mới trong khi vẫn lưu tâm đến cách những công nghệ mới có thể tác động đến văn hóa lớp học hiện hữu. 

RMIT 2.jpg
 Ông Glen O’Grady (thứ hai từ trái sang) - Giám đốc Trải nghiệm và thành công học tập tại RMIT Việt Nam, phát biểu tại phiên tọa đàm

Tiên phong định hình tương lai của học tập

Khi công nghệ tiếp tục phát triển, tầm quan trọng của việc trang bị cho những người làm công tác giáo dục và đội ngũ cán bộ giảng viên những kỹ năng cần thiết để điều hướng những thay đổi này là vô cùng to lớn. Trong khuôn khổ hội thảo, người tham dự còn được tham gia hai workshop về ứng dụng thực tiễn của AI và thiết kế học tập tại RMIT. 

Trong workshop về AI trong thực tiễn, người tham dự hiểu thêm về sức mạnh mang tính chuyển đổi của AI trong giáo dục đại học và được tiếp cận với những công cụ phổ biến nhất, từ đó có thể phát triển nên những chiến lược thực thi phù hợp. Phiên trao đổi còn cho người tham dự trải nghiệm thực tế với Val 2.0, công cụ AI mà Đại học RMIT đồng phát triển với Microsoft. 

Nhà tương lai học về học tập tại RMIT, ông Nick McIntosh cho biết: “AI tạo sinh với tiềm năng phi thường đang thay đổi cách chúng ta làm việc trong lĩnh vực giáo dục đại học”.

“Chúng ta cần thừa nhận những quan ngại về AI là có căn cứ và cần đảm bảo rằng chúng ta đang hỗ trợ điều hướng những thay đổi này một cách chu đáo”. 

RMIT 3 a.jpg
 Những người làm công tác giáo dục hợp tác thiết kế trải nghiệm học kỹ thuật số đổi mới trong phiên chia sẻ về Thiết kế học tập 

Phiên trao đổi về Thiết kế học tập, tâm điểm gần đây trong giáo dục đại học, đã giới thiệu quy trình thiết kế một khóa học đa hình thức toàn diện tại RMIT Việt Nam. Quá trình này tuân thủ các nguyên tắc về học tập đa hình thức, cũng như phương pháp sư phạm đặc trưng Triple A của trường gồm active (chủ động), applied (ứng dụng) và authentic (chân thật). Người tham dự thu được nhiều hiểu biết sâu sắc về vai trò muôn mặt của người làm công tác thiết kế học tập cùng với mối quan hệ hợp tác khăng khít giữa họ và những giảng viên phụ trách chuyên môn. 

Bên cạnh đó, thiết kế học tập đang phát triển đồng hành cùng với những tiến bộ trong AI, khai thác triệt để sức mạnh của công nghệ hướng đến tạo ra nội dung hấp dẫn cho các môi trường học tập đa dạng khác nhau. 

“Chúng tôi cộng tác chặt chẽ với các thầy cô, những chuyên gia thực thụ về các chủ đề giảng dạy, nhằm tạo ra những khóa học vừa hiệu quả vừa hấp dẫn. Quy trình làm việc của chúng tôi rất năng động, tích hợp các công nghệ mới nhất để nâng cao không chỉ chất lượng của nội dung, mà còn cả tính tương tác và chiều sâu của trải nghiệm học tập”, Trưởng phòng Thiết kế học tập tại RMIT, bà Sasha Stubbs cho biết.

Doãn Phong