Đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân_kqbd nurnberg

Bộ Y tế cho biết đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo lần 3 Nghị định quy định xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”,ĐềxuấthộsinhcũngđượcxéttặngdanhhiệuThầythuốcnhândâkqbd nurnberg “Thầy thuốc ưu tú".

Các danh hiệu này được xét 3 năm một lần. Trong 2 lần xét tặng năm 2017 (lần thứ 12) và năm 2020 (lần thứ 13), có 250 Thầy thuốc nhân dân và 3.355 Thầy thuốc ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng. Ở lần xét tặng thứ 14, năm 2023, Bộ Y tế nhận được 78 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân và 1.633 hồ sơ Thầy thuốc ưu tú.

Hơn 80% thầy thuốc nhận 2 danh hiệu là bác sĩ 

Trong báo cáo tổng kết việc thi hành Nghị định số 41 năm 2015 của Chính phủ quy định về xét tặng 2 danh hiệu này, Bộ Y tế chỉ rõ những hạn chế về xác định đối tượng được xét tặng, gồm: hộ sinh; người học chuyên ngành Y tế công cộng; thầy thuốc vừa làm quản lý vừa trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật; Các cán bộ có chuyên ngành: Hóa học, nông học, sinh học, dinh dưỡng, công tác xã hội...

Theo Bộ Y tế, việc thầy thuốc vừa làm quản lý vừa trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong các cơ sở chiếm tỷ lệ tương đối nhiều. Qua 2 lần (12, 13) xét tặng, số lượng Thầy thuốc nhân dân chiếm 53%, Thầy thuốc ưu tú chiếm 36%. Trong đó, có những thầy thuốc nếu xét là đối tượng quản lý thiếu thời gian công tác trong ngành y tế nhưng nếu xét là đối tượng trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật lại đủ.

Ví dụ: Đối với cán bộ quản lý y tế là bác sĩ, dược sĩ,… công tác liên tục 20-30 năm tại sở y tế và các đơn vị nhà nước có nhiều đóng góp cho ngành, tỉnh nhưng vẫn yêu cầu thời gian công tác làm chuyên môn kỹ thuật khá dài (10 năm đối với tiêu chuẩn “Thầy thuốc ưu tú” và 15 năm đối với tiêu chuẩn “Thầy thuốc nhân dân”).

"Tiêu chuẩn này cho thấy, đối tượng thầy thuốc là cán bộ quản lý thuộc diện xét tặng, song để đạt được đủ tiêu chuẩn là khó khả thi", Bộ Y tế nêu quan điểm.

Hơn 80% thầy thuốc nhận hai danh hiệu trong 2 lần xét tặng gần đây là bác sĩ. Ảnh: Hoàng Hà

Ngoài ra, một số bất cập về cách tính thời gian trực tiếp là chuyên môn kỹ thuật y tế cũng được chỉ ra.

Thực tế các đợt xét tặng cũng nảy sinh những bất cập do tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "chung chung" nên khi áp dụng xét danh hiệu thường sẽ tập trung ghi nhận vào các bác sĩ (chiếm hơn 80% tổng số thầy thuốc nhận danh hiệu trong 2 lần xét tặng) trong khi nhóm cán bộ là y sĩ, kỹ thuật viên, lương y, lương dược đạt danh hiệu là rất ít (dưới 1%)...

Những điểm mới trong dự thảo Nghị định 

Trong dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung đối tượng hộ sinhvào đối tượng xét tặng (Điều 2). Tại Điều 3 - Giải thích từ ngữ, Bộ Y tế đề xuất bổ sung các cá nhân công tác trong các lĩnh vực y tế như dinh dưỡng, dân số, y tế công cộng, dinh dưỡng, khúc xạ nhãn khoa cho phù hợp, đầy đủ với các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế...

Bộ Y tế cũng đề xuất bổ sung quy định về thành tích nghiên cứu khoa họctrong điều kiện và tiêu chuẩn 2 danh hiệu.

Thực tế, qua 2 lần xét tặng (12, 13), có cá nhân chủ nhiệm 1 sáng kiến cấp tỉnh nhưng trong Nghị định 41 không quy định về sáng kiến đối với tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Vì vậy, các cá nhân đó không được công nhận đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

Trong dự thảo Nghị định mới, Bộ Y tế đề xuất bổ sung tác giả chính một bài báo khoa học đã được công bố quốc tế, đồng chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ/tỉnh hoặc chủ nhiệm ít nhất 1 đề tài nhánh đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân.

Bổ sung quy định về nội dung có ít nhất 1 sáng kiến/sáng chế được công nhận có hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành, tỉnh đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú...

Bộ Y tế không thay đổi điều kiện thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế để xét tặng 2 danh hiệu này trong dự thảo Nghị định mới. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng xin ý kiến của Chính phủ về nội dung cán bộ quản lý cơ sở y tế có tham gia làm chuyên môn y tế đủ định mức thời gian làm chuyên môn kỹ thuật, được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp thì xét theo tiêu chuẩn của thầy thuốc trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật.

Lý do được đưa ra là hiện nay, nhiều thầy thuốc có trình độ chuyên môn xuất sắc sớm được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý. Trong thời gian làm quản lý cơ sở y tế, thầy thuốc vẫn tiếp tục tham gia làm chuyên môn kỹ thuật y tế theo quy định và quản lý, điều hành.

Vì sao có bác sĩ thích viết tay, ngại minh bạch khi kê đơn thuốc?Trước đây, có bác sĩ đưa đơn thuốc bằng giấy cho người bệnh là xong, không để lại "dấu vết", nhưng khi minh bạch bằng Hệ thống Đơn thuốc Quốc gia, không ít người e ngại.