Người đàn ông đi cấp cứu sau vài phút bị con cu li cắn_fatih karagümrük – adana demirspor

Bệnh nhân ở huyện Cao Lộc,ườiđànôngđicấpcứusauvàiphútbịconculicắfatih karagümrük – adana demirspor được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cấp cứu ngày 9/4. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có rối loạn đông máu, triệu chứng nghi nhiễm độc do cu li cắn. Sau khoảng 40 phút xử trí, các biểu hiện toàn thân của bệnh nhân đã dần thuyên giảm.

cu li cán.png
Vết thương do cu li cắn bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Bác sĩ Đào Thị Hồng Nhung, Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, cho biết hình ảnh nhận dạng cho thấy con vật vừa cắn bệnh nhân là cu li thuộc giống Nycticebus, với vẻ bề ngoài hiền lành, mắt tròn to, lông vàng óng nên người dân thường hiểu lầm là vô hại.

Theo bác sĩ Nhung, thực chất, cu li có tuyến nọc độc ở mặt trong hai khuỷu chân phía trước, có bản chất protein. Cu li dùng miệng liếm nọc độc từ tuyến nọc, sau đó chải lông. Nọc độc kết hợp với nước bọt gây nhiễm độc qua nhát cắn tự vệ. Hiện trên thế giới và trong nước có rất ít thông tin, tài liệu nghiên cứu thành phần tuyến nọc độc của cu li.

Người bị cu li cắn có thể gặp phải cảm giác tê bì, rối loạn cảm giác, đau đầu, buồn nôn, run rẩy, mệt mỏi, khó chịu toàn thân, rối loạn các yếu tố đông máu, đau buốt, hoại tử, nhiễm trùng vết cắn. Ngoài ra, một số trường hợp biểu hiện dị ứng, thậm chí phản vệ, có thể dẫn đến tử vong.

Đây là ca bệnh thứ 2 ghi nhận cu li cắn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong 2 năm gần đây. Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thận trọng khi gặp phải các sinh vật trong tự nhiên, hoang dã khi chưa nắm được đặc điểm loài, nguy cơ có hại mà chúng gây ra. Tuyệt đối không bắt và nuôi cu li. Khi đi rừng, nếu không may bị các loài vật hoang dã cắn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Tính mạng nguy kịch vì tai nạn sinh hoạtBệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng đau dữ dội vùng cổ, khó thở, da vùng cằm và hai bên má bị phồng căng do tai nạn sinh hoạt.