Kho tên lửa tầm xa của Ukraine mạnh tới mức nào?_đội hình tottenham gặp newcastle

TheênlửatầmxacủaUkrainemạnhtớimứcnàđội hình tottenham gặp newcastleo tờ Kyiv Independent, Hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS sử dụng tên lửa GMLRS được đánh giá đã giúp Ukraine thay đổi cuộc chơi trong xung đột với Nga, khi chúng lần đầu tiên xuất hiện vào mùa hè năm 2022.

Với tầm bắn khoảng 70km, GMLRS cho phép Ukraine nhắm mục tiêu vào các lực lượng Nga ở bên kia chiến tuyến chính xác hơn nhiều so với trước đây.

ukraine ten lua tam xa.jpg
Binh sĩ Ukraine quan sát M142 HIMARS phóng tên lửa. Ảnh: Global Images Ukraine 

Tới mùa thu năm 2023, Mỹ đã cung cấp cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) phiên bản cũ có tầm bắn khoảng 165km được bắn từ bệ phóng HIMARS. ATACMS cũng đã giúp Ukraine tăng đáng kể phạm vi tấn công.

Sau khi Nga triển khai đợt tấn công mới vào tỉnh Kharkiv của Ukraine trong tháng 5, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã bắt đầu nới lỏng hạn chế, và cho phép Kiev sử dụng vũ khí mà họ cung cấp theo cách phòng thủ để tấn công có hạn chế nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga. 

Đáng nói, vào thời điểm phương Tây còn do dự về việc nên hay không để Kiev sử dụng vũ khí viện trợ để thực hiện tấn công tầm xa, Ukraine đã tự phát triển kho máy bay không người lái (UAV) để tập kích những mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga như các căn cứ không quân, kho đạn dược, nhà máy sản xuất UAV, và các địa điểm quân sự nằm cách xa biên giới Ukraine hơn 1.300km.

Còn theo tờ New York Times, vào mùa xuân năm nay, Mỹ đã chuyển khoảng 100 phiên bản tên lửa ATACMS mới hơn có tầm bắn 300km cho Ukraine. Ukraine đã đưa cả 2 biến thể tên lửa ATACMS có tầm bắn 165km và 300km vào tấn công các mục tiêu ở bán đảo Crưm, và các khu vực khác ở Ukraine mà Nga đang nắm quyền kiểm soát. 

Ngoài Mỹ, Anh đã cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa Storm Shadow vào tháng 5/2023. Tên lửa này có tầm bắn hơn 250km. Storm Shadow đã được triển khai trong một số cuộc tấn công quy mô lớn vào các mục tiêu của Nga. Theo đó, Ukraine được cho đã dùng Storm Shadow để triển khai một cuộc tấn công vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crưm, khiến hàng chục binh lính và sĩ quan Nga thiệt mạng.

Mặc dù danh sách các mục tiêu ở Nga mà Ukraine muốn tấn công chưa được tiết lộ, song Kiev đã nhiều lần tuyên bố muốn sở hữu năng lực tấn công các máy bay Nga được dùng để phóng loạt tên lửa vào Ukraine, và các sân bay mà những máy bay này cất cánh để lên đường làm nhiệm vụ. 

Song theo ông Matthew Savill, giám đốc khoa học quân sự tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), "Storm Shadow chuyên tấn công các tòa nhà được bảo vệ nghiêm ngặt như boongke, hoặc các địa điểm lưu trữ đạn dược được gia cố, cùng trụ sở. Không nên sử dụng chúng để tấn công các máy bay trên đường băng, hoặc những sân bay dễ dàng được sửa chữa”.

"Có những mục tiêu như vậy ở Nga, nhưng chúng cần được lựa chọn cẩn thận để tối đa hóa tác động, lý tưởng nhất là tính toán thời gian trùng với các hoạt động trên bộ của Ukraine, phá hủy nguồn cung mà các đơn vị mặt đất của Nga cần", ông Savill nói thêm.

Cũng theo ông, tên lửa ATACMS thích hợp để tấn công máy bay tại các sân bay của Nga. Song việc một số báo cáo gần đây cho biết, Moscow đã chuyển khoảng 90% máy bay quân sự đến các căn cứ ngoài tầm bắn ATACMS cho thấy hiệu quả của tên lửa Mỹ có thể bị hạn chế.

"Điều này khiến các máy bay Nga phải hoạt động ở xa hơn, và có thể thực hiện ít lần cất cánh hơn mỗi ngày. Sẽ vẫn có lực lượng Nga nằm trong phạm vi của ATACMS, nhưng về cơ bản cơ hội gây thiệt hại nghiêm trọng cho không quân Nga trên mặt đất đã bị bỏ lỡ”, ông Savill nói thêm. 

Vì sao Ukraine chưa điều tiêm kích F-16 thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất?

Vì sao Ukraine chưa điều tiêm kích F-16 thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất?

Một vị tướng hàng đầu của Không quân Mỹ cho biết, Kiev chưa để tiêm kích F-16 thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm nhất, do phi công còn bỡ ngỡ với loại máy bay này.