Tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở Nam Định_giải tây ban nha hạng 2
Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị từng chia sẻ,ậptrungnguồnlựcđểđầutưpháttriểnhạtầnggiaothôngởNamĐịgiải tây ban nha hạng 2 trong hơn 10 năm qua, Nam Định đã chủ động tập trung huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tỉnh đã hoàn thành một số tuyến đường bộ huyết mạch quan trọng như: Quốc lộ 21B (tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý), Quốc lộ 21B kéo dài (tỉnh lộ 488), giai đoạn I tỉnh lộ 490B (tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình), ..…
Trong các năm 2021, 2022 tỉnh đang tập trung triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định, giai đoạn II tỉnh lộ 490B và các tuyến tỉnh lộ 485, 488B, 488C…; đang triển khai đầu tư cầu vượt sông Đào và đường tỉnh 484 (tuyến đường bộ mới từ thành phố Nam Định đến tuyến đường bộ ven biển)… với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, Nam Định đang phối hợp với các tỉnh, thành phố Thái Bình, Ninh Bình và Hải Phòng chuẩn bị các thủ tục để đầu tư tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng theo hình thức BOT…
Ngành giao thông vận tải đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Sở Giao thông vận tải đã tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh đến năm 2030 các tuyến: đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển, kết nối từ xã Trực Tuấn (Trực Ninh) - thị trấn Yên Định (Hải Hậu), Lạc Quần (Xuân Trường) - Ngô Đồng (Giao Thủy) và điều chỉnh nâng cấp quy hoạch tỉnh lộ 489C, tuyến đường bộ ven biển; tuyến đường gom hai bên đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông kết nối liên vùng tỉnh Nam Định đến tỉnh Hà Nam; Tuyến đường bộ mới thành phố Nam Định - Đường cao tốc Bắc - Nam (tuyến tránh giảm tải cho Quốc lộ 10) và tuyến nhánh; quy hoạch một số cụm cảng đường thuỷ nội địa ven sông Ninh Cơ, sông Hồng, sông Đáy...
Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện trong công tác giải phóng mặt bằng một số dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư: Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để khởi công Dự án Xây dựng cầu Bến Mới; tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp để xúc tiến đầu tư Dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo hình thức đầu tư công, các dự án xây dựng cầu Đống Cao, Ninh Cường…
Ngoài đường bộ, Nam Định còn có mạng lưới giao thông đường thủy đa dạng với 72km bờ biển, trong đó có 4 cửa sông lớn (Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn); đường thuỷ nội địa gồm 257km sông Trung ương quản lý (gồm sông Hồng, Đào, Đáy, Ninh Cơ và kênh Quần Liêu) và 268km sông địa phương; đường sắt nằm trên tuyến huyết mạch Bắc - Nam với chiều dài qua địa bàn 41,1km.
Với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư cải tạo, nâng cấp đã góp phần quan trọng để năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Nam Định thu hút được 93 dự án trong nước và 21 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 135 nghìn tỷ đồng và trên 72 triệu USD (hoàn thành vượt mục tiêu về tổng số vốn thu hút đầu tư cả giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết 04-NQ/TU).
Tỉnh cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 1.450 doanh nghiệp và 98 chi nhánh, văn phòng đại diện với số vốn đăng ký là 28.545 tỷ đồng; nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 10.881 doanh nghiệp và 843 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 99.426 tỷ đồng.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới tỉnh tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công tác xúc tiến thu hút đầu tư. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông…. Đồng thời xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Thuận, Khu công nghiệp Bảo Minh …
Có thể nói việc chú trọng phát triển hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại, kết nối với các trục giao thông trọng điểm quốc gia và với các tỉnh trong vùng biển và ven biển phía Bắc tạo lợi thế thu hút đầu tư là chủ trương, giải pháp được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết chuyên đề toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khoá XX.
Thanh Hải