Được phát minh ra từ thế kỷ thứ 16 với những bản vẽ trên giấy của Leonardo da Vinci,ắcđườngđãkhiếnTrungQuốcthànhôngvuaxeđạpnhưthếnàtỷ lệ kèo 88 xe đạp đã nhanh chóng trở thành một trong những phương tiện phổ biến ngày nay. Ngành xe đạp hiện được dự đoán sẽ đạt giá trị 65 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2019 và ngày càng nhiều người muốn sử dụng loại phương tiện này để nâng cao sức khỏe cũng như đối phó tình trạng tắc đường.
Ban đầu, ứng dụng cho thuê xe đạp lan truyền từ Châu Âu sang Trung Quốc và chưa thực sự phát triển do nhiều người dân nước này vẫn chuộng việc sở hữu xe hơi hoặc sử dụng xe máy làm phương tiện chính. Tuy nhiên, tình trạng tắc đường, ô nhiễm không khí đã làm chính phủ ban hành nhiều quy định mới nhằm siết chặt sở hữu phương tiện giao thông.
Kể từ đây, mảng xe đạp tại Trung Quốc mới bắt đầu bùng nổ. Vào năm 2014, giá trị thị trường xe đạp của Trung Quốc đạt 41,9 tỷ USD, tăng trưởng với tốc độ 2,1% mỗi năm và doanh số đạt 135 triệu chiếc xe/năm.
Trung Quốc hiện nay đã trở thành nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới với thị trường xe đạp truyền thống có giá trị 69 triệu USD còn thị trường xe đạp điện lên tới 31,8 triệu USD. Về mặt tăng trưởng, xe đạp điện có vẻ nhỉnh hơn xe đạp truyền thống với tốc độ 14,9% mỗi năm.
Nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới hiện nay có khoảng 870 nhà máy với tổng doanh thu khoảng 4,3 tỷ USD. Đây là con số vô cùng ấn tượng khi toàn thế giới hiện có khoảng 2.000 nhà sản xuất xe đạp với 150 thương hiệu khác nhau. Hiện Trung Quốc và Đài Loan chiếm khoảng 87% sản lượng sản xuất xe đạp toàn cầu. Năm 2012, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 59,1 triệu chiếc xe đạp sang các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, Indonesia.
Trong khi đó, các nhà khởi nghiệp cũng đã nhìn thấy tiềm năng của ngành này. Hai startup là Mobike và Ofo thành lập năm 2015 đã nhận được tương ứng 100 triệu USD và 130 triệu USD tiền đầu tư, qua đó cho thấy tiềm năng phát triển trong ngành. Cả 2 công ty khởi nghiệp trên hiện đã có mức giá trị vốn hóa vượt 1 tỷ USD và thậm chí đang mở rộng ra các thị trường nước ngoài.
Với mức giá khá rẻ, vào khoảng 1 Nhân dân tệ, tương đương 0,15 USD mỗi giờ thuê, xe đạp đang trở thành một lựa chọn không tồi cho hệ thống giao thông ùn tắc hiện nay tại các đô thị Trung Quốc. Rất nhiều nhân viên văn phòng dùng tàu điện ngầm đến các trạm và thuê xe đạp để đến nơi làm việc.
Ngoài ra, việc không cần tìm chỗ đỗ xe hay tốn không quá nhiều tiền để duy trì một chiếc xe đạp cũng khiến người dân Trung Quốc hiện nay sở hữu nhiều phương tiện 2 bánh này hơn trước.
Lấy thủ đô Bắc Kinh làm ví dụ, các nhân viên sẽ phải chen lấn tầm hơn 30 phút để có thể đến xếp hàng vào ga tại những trạm chờ ở các khu trung tâm do mật độ hành khách quá đông. Trong khi đó, việc thuê dịch vụ taxi như DiDi Chuxing hay các phương tiện truyền thống khác là không khả thi khi lượng ùn tắc quá lớn.
Trong khoảng cách 5km thì xe đạp là loại phương tiện rẻ nhất cũng như nhanh nhất để có thể sử dụng với tình trạng tắc đường nghiêm trọng.
Một nguyên nhân nữa khiến ngành xe đạp trở nên phổ biến tại Trung Quốc là dù không trợ giá nhưng chính quyền Bắc Kinh lại cho phép các điểm cho thuê xe đạp tràn lan trong những thành phố. Người dân Trung Quốc có thể dễ đang tìm thấy một điểm cho thuê xe đạp và thanh toán chúng nhanh chóng. Chi phí nhân công để thu hồi những chiếc xe này cũng khá rẻ tại Trung Quốc khi những thiết bị quét mã vạch được lắp, giúp các công ty dễ dàng truy tìm được xe đạp khi bị thất thoát.
Theo công ty tư vấn iiMedia Research, thị trường cho thuê xe đạp tại Trung Quốc có thể đạt 1,5 tỷ USD vào cuối năm nay và 3,5 tỷ USD vào năm 2019. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, mỗi ngày các công ty có thể cho thuê khoảng 100 triệu lượt xe đạp. Với mức giá sản xuất bình quân 400 USD/chiếc, ngành xe đạp đang thực sự làm thay đổi hệ thống giao thông tại Trung Quốc.
Dẫu vậy, ngành xe đạp của Trung Quốc còn gặp khá nhiều thách thức khi an toàn giao thông tại đây khá kém, khiến việc sử dụng xe đạp còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Bên cạnh đó, việc thiếu kiểm soát trong ngành cho thuê xe đạp khiến tình hình trở nên phức tạp hơn bởi có quá nhiều bãi xe đạp bị vứt bừa bãi, gây mất trật tự và cảnh quan đô thị. Tính đến năm 2016, khoảng 18,9 triệu người Trung Quốc sử dụng dịch vụ thuê xe đạp và con số này được dự đoán đạt 50 triệu người vào năm 2017.
Gần đây, chính quyền Bắc Kinh đã soạn thảo quy định mới nhằm kiểm soát tốt hơn đối với ngành cho thuê xe đạp cũng như có các điều luật rõ ràng về bãi đỗ xe đạp hiện nay.
Theo GenK