(BDO) Một trong những trải nghiệm thú vị nhất trong chuyến thăm,ảinghiệmthúvịkhilênxuốngnhàgiànbằngrọkeo nha cai 88 chúc tết và tặng quà cán bộ, chiến sĩ công tác trên nhà giàn DK1 dịp giáp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 trên tàu 264 là di chuyển lên, xuống nhà giàn DK1/8 bằng rọ. Đây cũng là nhà giàn duy nhất trong số 10 nhà giàn đoàn công tác ghé thăm dịp này có thể đưa được người lên. Tuy nhiên, không phải cán bộ, phóng viên nào cũng dám thử màn “biểu diễn” này.
Di chuyển lên xuống nhà giàn bằng rọ đem lại cảm giác đặc biệt
Từ trên cao nhìn xuống, biển xanh thẳm trải dài ngút tầm mắt
“Hạ cánh” an toàn xuống nhà giàn DK1
Hứng khởi khi lần đầu đặt chân lên nhà giàn DK1
Quay trở lại tàu khó hơn lúc lên nhà giàn bởi sóng lớn khiến tàu luôn chao đảo, rung lắc
Người ta thường ví von “tháng ba bà già đi biển”, nên việc lên xuống nhà giàn DK1 bằng xuồng rồi trèo thang lên tương đối dễ dàng. Còn dịp cuối năm, sóng biển hiếm khi nào xuống dưới cấp 5, lựa chọn duy nhất khi lên xuống nhà giàn là di chuyển qua “đường dây với rọ treo”. Sau khi thăm 5 nhà giàn DK1 mà điều kiện không thể đưa người lên được, đến nhà giàn thứ 6 (DK1/8), đại tá Nguyễn Quốc Văn, Phó Chính ủy Vùng 2 Hải Quân, Trưởng đoàn công tác trên tàu 264, quyết định đưa cán bộ, phóng viên lên nhà giàn bằng rọ. Tất nhiên, đồng chí trưởng đoàn công tác ưu tiên tinh thần xung phong và không khuyến khích những người yếu tim. Vì thế, cả đoàn công tác có tới gần 30 người nhưng chưa đầy 20 người dám lên nhà giàn… bằng rọ!
Sau khi tiếp cận gần nhà giàn DK1/8, tàu 264 được neo buộc chắc chắn để khỏi xê dịch quá xa. Lúc này, người điều khiển cẩu trên nhà giàn khéo léo đưa rọ (phần đế hình tròn phía trên được đan bằng dây thừng) xuống tàu để các chiến sĩ đưa từng người vào rọ (5-6 người/chuyến) rồi ra hiệu lệnh cho cẩu kéo lên. Thao tác kéo rọ và đưa người vào yêu cầu phải phối hợp nhịp nhàng, nhanh gọn và chính xác bởi chỉ cần sai lệch một chút là có thể dẫn tới tai nạn. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, cảm giác được rời tàu rồi bay bổng trên không là chuyện không có gì sánh bằng. Từ trên cao nhìn xuống, biển xanh thẳm trải dài ngút tầm mắt. Phía dưới chân nhà giàn, cá quây tuần, túm tụm từng đàn lớn đen đặc cả một mãng lớn. Sau đó, rọ được nhóm cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn kéo đỡ rồi đưa từng người một lên cầu thang tại khu nhà ở cách mặt nước 20-30m. Lúc lên nhà giàn đã khó, lúc xuống còn khó hơn bởi sóng lớn làm tàu liên tục chao đảo, rung lắc. Phải khéo léo lắm mới đưa rọ “cập bến” đúng điểm an toàn.
Dù có phần “thót tim”, nhưng việc lên xuống nhà giàn bằng rọ đã để lại kỷ niệm không thể bao giờ quên với những ai từng đến thăm nhà giàn DK1. Sau khi xung phong “di chuyển bằng rọ” chuyến đầu, phóng viên Báo Bình Dương đã ghi lại một số hình ảnh có một không hai trong hải trình đến thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc trong những ngày tết đến, xuân về:
XUÂN THI (Từ nhà giàn DK1)