10 năm điều trị không khỏi bệnh
Phải điều trị sán não từ 10 năm trước tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ - thuộc Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Hà Nội),ườngxuyênăntiếtcanhngườiđànôngbịsánnãođiềutrịnămkhôngkhỏthứ hạng của corinthians ông L.V.B (68 tuổi, trú tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn khổ sở mỗi khi bệnh tái phát. Trí nhớ của ông suy giảm, lúc nhớ, lúc quên vì bị tổn thương não do ký sinh trùng.
Lúc còn đi làm, ông B. thường xuyên đi tiếp khách và ăn nhậu. Món khoái khẩu là tiết canh lợn, dê, ngan, vịt… Khi đó, ông và bạn bè, đồng nghiệp đều nghĩ tiết canh giải đen, làm mát, thanh nhiệt.
Năm 2011, ông B. nghỉ hưu, về huyện Hoằng Hóa sinh sống cùng vợ con. Tuy nhiên, thời gian khỏe mạnh không được bao lâu đến năm 2013, ông B. liên tục bị co giật, sùi bọt mép, đau đầu.
Vợ của ông B. cho biết, chồng liên tục có các biểu hiện lạ. Ban đầu, ông B. xuất hiện nhiều nốt dưới da lổn nhổn như những hạt ngô và hay đau đầu. Người đàn ông mạnh mẽ rơi nước mắt vì cơn đau. Ông than với vợ con "đau muốn chết".
Cả nhà đưa ông B. đi khám từ bệnh viện huyện lên tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Hình chụp CT cho thấy nhiều ổ sán rải rác khắp não. Bác sĩ đã chuyển viện cho ông B. tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để tiếp tục khám và điều trị.
Mỗi lần đến viện, ông B. không thể tự đi mà phải có hai người dìu hoặc ngồi xe lăn. Bản thân ông B. không ngờ căn bệnh từ những món ngon lại có hậu quả ghê gớm như vậy.
Ông B. điều trị được 1 tháng, các triệu chứng đau đầu giảm, không còn co giật, sùi bọt mép như trước. Các bác sĩ đã cảnh báo bệnh nhân không được ăn tiết canh, thịt sống, gỏi cá… Ông B. về làm đúng lời dặn nhưng vài năm sau, bệnh lại tái phát. Mỗi lần ông B. ôm đầu kêu đau là vợ con vội vàng đưa ra bệnh viện điều trị. Năm 2023, lần thứ 3, ông tái phát sán não.
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thanh - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, hình ảnh phim chụp của ông B. có sán ở cả cơ và não.
Mất cả trăm triệu đồng vì sán
Theo bác sĩ Thanh, hiện nay, bệnh nhân bị sán não đến điều trị ngày càng tăng. Nhiều bệnh nhân đau đầu nhưng đi khám ở các nơi không tìm ra bệnh.
Điển hình như bệnh nhân B.V.Đ (31 tuổi, trú tại Bắc Giang) đi khám suốt 3 tháng nhưng không ra bệnh. Trong một lần, bác sĩ tư vấn anh Đ. đi kiểm tra ký sinh trùng, kết quả xác nhận bị sán não. Anh Đ. cho biết, anh không hay ăn tiết canh, không ăn thịt sống nên không rõ nguyên nhân bị sán não.
Một bệnh nhân khác sinh năm 1979 đã điều trị tại Bệnh viện Đăng Văn Ngữ suốt 3 tháng. Anh chia sẻ đã tốn cả trăm triệu đồng vì chứng đau đầu không rõ nguyên nhân. Trước khi vào bệnh viện trên, anh từng chi 25 triệu đồng chụp PET/CT toàn thân chỉ mong tìm được thủ phạm khiến mình đau đầu. Khi biết bị sán, bệnh nhân vào cơ sở y tế chuyên ngành điều trị. Hiện, các triệu chứng giảm dần.
Theo bác sĩ Thanh, nguyên nhân nhiễm ấu trùng sán dây lợn do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín như tiết canh, nem chạo, nem thính hoặc các loại rau sống nhiễm sán từ chất thải của lợn hoặc nguồn nước nhiễm bẩn.
Sán não khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ. Nhiều người nhập viện trong tình trạng "nhớ nhớ, quên quên" hoặc co giật. Đặc biệt, những cơn co giật có thể xuất hiện không báo trước rất nguy hiểm, nhất là khi người bệnh tham gia giao thông. Để phòng bệnh, bác sĩ Thanh khuyến cáo tốt nhất không ăn thịt tái, sống, tiết canh; nên tạo thói quen ăn chín, uống sôi và tẩy giun sán 6 tháng/lần. Động vật nuôi trong gia đình cần quản lý chất thải tốt tránh trứng sán thải ra môi trường.
Nhiều người cho rằng, khi ăn tiết canh chỉ cần uống rượu hay ăn thịt tái thì vắt chanh sẽ diệt giun sán ký sinh. Song theo bác sĩ Thanh, quan niệm này hoàn toàn không đúng, vì ấu trùng khi vào ruột vẫn có thể phát triển được, sau đó đi vào trong máu và gây tổn thương ở các cơ quan khác.
Trong trường hợp vắt chanh lên thịt tái, nước chanh sẽ chỉ bao phủ bề mặt trên miếng thịt và không giúp diệt ấu trùng sán bên trong thịt. Do vậy, khi ăn thì vẫn có thể nhiễm bệnh.
Hiện nay, phòng khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ hoạt động cả thứ 7 để người dân có dấu hiệu của bệnh ký sinh trùng có thể đến kiểm tra.
Nghiện ăn rau sống, cô gái nhiễm 7 loại ký sinh trùngCô gái trẻ ở Quảng Bình bị ngứa suốt nhiều năm liền, đã chữa bằng thuốc, tắm các loại lá cây nhưng tình trạng bệnh không cải thiện.