Màn trình diễn Bộ sưu tập của NTK Trần Quốc Anh:
Lấy cảm hứng từ phong trào Âu hóa trong tiểu thuyết “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng),ắmcácmẫuđộcđáocátínhcủanhàthiếtkếsoikeo nhà cái BST “Hạnh phúc của một tang gia” của NTK Trần Quốc Anh thể hiện sự châm biếm.
Bộ sưu tập “Coup D’etat” của NTK Đào Thu Trang lấy cảm hứng từ những thành phố lớn ở châu Á và văn hóa hiphop những năm 70 tại TP. New York, để gửi gắm thông điệp phá vỡ rào cản ranh giới giữa người giàu và người nghèo. Các thiết kế được thực hiện bằng kỹ thuật xử lý chất liệu tái chế; sử dụng lại quần áo cũ để thiết kế trang phục mới nhưng vẫn giữ được sự sang trọng, lịch lãm, và thoải mái với áo sơ mi oversized và quần cạp trễ của thời trang đường phố.
“Mơ tỉnh" là giấc mơ của một cô gái sống trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Với tất cả những gì đang diễn ra trên thế giới, NTK Lê Thị Hồng Ngọc muốn tạo ra một điều gì đó nhẹ nhàng và ấm áp hơn. BST áp dụng các kỹ thuật xử lý chất liệu thủ công như smocking pleat kết hợp với chất liệu tái chế nhằm khắc hoạ chân thật những nét vẽ trong các tác phẩm thuộc trường phái này.
BST “Humanoid” của NKT Ngô Hồng Anh nói về cuộc chiến đấu của những người trẻ thế hệ gen Z chống lại sự đánh mất nhân tính bên trong chính mình và mối quan hệ phức tạp giữa con người và công nghệ. Các thiết kế mang tông màu chủ đạo xanh, hồng, trắng, đen cùng với những hoạ tiết in độc đáo.
Lấy cảm hứng từ hình dạng và sự tương tác lẫn nhau giữa vật chủ và ký sinh trùng, BST “Paratisism” của NTK Nguyễn Thị Thuỳ Dung là sự kết hợp những phom dáng thời trang đường phố và dạ hội với những kỹ thuật xử lý chất liệu 3D mới lạ. BST mang phong cách nữ tính nhưng mạnh mẽ với sự kết hợp giữa lồng váy, corset và phom váy dài của đồ dạ hội với một chút âm hưởng của thời trang đường phố.
Giao thoa văn hoá” là BST Ready-to-wear lấy cảm hứng từ hình ảnh người phụ nữ Việt Nam những năm 1960s-1970s, thời điểm giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây có bước phát triển mạnh của NTK Nguyễn Hà Chi. Bộ sưu tập sử dụng những hình in độc đáo với gam màu xu hướng Pop Art lấy ý tưởng và phát triển từ những hình ảnh mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, Hà Chi cũng sử dụng kỹ thuật dập li, rút rúm và thêu chỉ màu từ trang phục truyền thống nhưng tái hiện lại theo phong cách hiện đại, mới mẻ hơn.
BST “Chinh phục bầu trời” của NKT Nguyễn Thanh Hiền kể lại câu chuyện về quá trình biến giấc mơ chinh phục bầu trời của con người thành hiện thực. Chất liệu chủ đạo là vải ánh kim, vải bắt sáng, phản quang kết hợp với khaki có độ bền cao và kỹ thuật đóng ore, đính kim loại lên vải. Phom dáng của bộ sưu tập lấy từ những chi tiết cấu tạo của vỏ máy bay, phi thuyền, động cơ phản lực, vv. Bảng màu lấy cảm hứng từ màu của nền trời, vũ trụ, những thiết bị bay và những vì sao từ ảnh chụp của NASA.
Lấy cảm hứng từ hình ảnh của bộ phim Annihilation, nói về sự hủy diệt và đột biến, BST “Deliquesce” của NTK Trần Thái Anh miêu tả cách con người và thiên nhiên hòa vào làm một, thông qua chất liệu chính là vải lưới. Thiết kế mang phong cách nhẹ nhàng, thanh lịch cùng với những gam màu chủ đạo mang đậm nét thiên nhiên thuần khiết.
BST “Hoài niệm” của NTK Phạm Quỳnh Anh mô tả về thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, từ năm 1975 đến năm 1989. Đặc điểm nổi bật của thời đó là tem phiếu hay những câu nói cửa miệng, những câu ca dao, tục ngữ phổ biến.
Khi vẻ đẹp ngày càng được đề cao thì xã hội cũng càng chạy theo những chuẩn mực hoàn hảo. Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều người sẵn sàng chấp nhận đau đớn, đánh đổi sức khoẻ thể chất để đổi lại vẻ đẹp hoàn mỹ và sự nể phục dành cho họ chính là nguồn cảm hứng để NTK Việt Hằng thực hiện BST “Beautification".
“Lên mặt trăng" của NTK Hà Phương lấy cảm hứng từ cuộc chạy đua vào vũ trụ diễn ra trong thập niên 60 và cũng là sự kết hợp phong cách thời trang của Mod và Hippie - hai nhóm văn hoá tiêu biểu của thời kỳ này. Vẻ đẹp cổ điển của trang phục vest cùng với kỹ thuật in “color block” của văn hóa Hippies, tất cả được kết hợp với chi tiết tay áo phồng và phom dáng cứng cáp lấy ý tưởng từ trang phục phi hành gia. Chất liệu chủ đạo trong bộ sưu tập lần này là vải denim truyền thống, kaki và đặc biệt là chất liệu metallic đầy nổi bật được may và xử lý kỹ.
Nguồn cảm hứng chính từ BST là hiệu ứng “illusion” của NTK Yến Nhi đến từ các bức tranh của họa sĩ người Mexico, Octavio Ocampo. Đây là các tác phẩm dù được vẽ trên một nền toan nhưng nếu được nhìn dưới các góc khác nhau sẽ mang đến những ảo ảnh khác nhau.
“Mở mắt thấy thinh không” của NTK Ngọc Diệp kể câu chuyện về những ý niệm trung lập lơ lửng để tạo nên một trạng thái bình thản và ý thức, đưa tâm trí người xem tới giai đoạn cơ bản của chánh niệm. Phần lớn được truyền cảm hứng từ các Thuyết, Pháp và Ý của Phật giáo, concept của bộ sưu tập nhằm tái tạo một phần hình thái đúng nhất và nguyên bản nhất của Phật giáo, qua sự kết hợp hài hoà và sáng tạo từ chất liệu bền vững, bảng màu trung tính cũng như kỹ thuật tỉ mỉ. Đây là một dự án nghệ thuật về sự biểu hiện thông qua ngôn ngữ thời trang.
BST “Nỗi nhớ” là tất cả về tình yêu và sự ngưỡng mộ của NTK Thanh Lam đối với bà ngoại của mình- một người phụ nữ dũng cảm và sẵn sàng hy sinh từng tham gia đoàn văn công Giải phóng. Thanh Lam mong muốn mang tinh thần ấy gửi gắm tới những người phụ nữ hiện đại nhưng với một phong các thanh lịch, trẻ trung và năng động.
Nguồn cảm hứng của BST “Intersextion" của NTk Lan CHi bắt đầu từ những trải nghiệm của chính cô. Dù đó là những trải nghiệm vui hay buồn thì đối với cô, cách ta phản ứng lại với chúng mới là điều quan trọng nhất. Các thiết kế mang những tông màu pastel được lấy từ những bức tranh do Lan Chi vẽ và chất liệu taffeta chủ đạo tạo nên một tổng thể dịu dàng và sang trọng.
BST “Tôi mặc lên hạnh phúc” của NTK Hà Linh được tạo ra với mong muốn khích lệ mọi người hãy kết nối lại với bản thể chân thực nhất của mình, bởi chỉ khi chúng ta học được cách yêu thương bản thân, chúng ta mới có thể lan tỏa được năng lượng của sự hạnh phúc.
BST “Thế giới Z” lấy cảm hứng về một thế giới tương lai giả tưởng, khi mà xã hội chỉ tập trung vào phát triển công nghệ mà không quan tâm tới sự phát triển sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần. Từ đó chúng ta dần trở nên xa cách nhau và vô cảm với thế giới xung quanh, chỉ lặp đi lặp lại những hành động hàng ngày như đã được lập trình sẵn và rồi dần trở thành những con robot.
"Thế giới ngầm" của NTK Vũ Trần Ngọc Linh được lấy cảm hứng từ thế giới tội phạm ngầm những năm 1920. Với sự thanh lịch và cổ điển, phong cách thời trang của những con người này đã trở thành xu hướng nổi bật và riêng biệt.