Ngoài các điều kiện như thành tích học thuật,ữngbàiluậnđặcbiệtgiúphọcsinhViệtgiànhhọcbổngkhủngtạiMỹtỷ số beijing guoan hoạt động ngoại khóa, bài luận được xem là một yếu tố quan trọng giúp các trường đại học Mỹ đánh giá được tính cách, con người của ứng viên. Thông qua đó, ban tuyển sinh cũng biết được ai sẽ là người phù hợp với tiêu chí, văn hóa của trường mình.
Đào Ngọc Mai Phương, học sinh lớp 12 Lý 2, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, là chủ nhân của suất học bổng 8,8 tỷ đồng tại Đại học Tufts. Phương sinh ra trong gia đình có ông bà, bố mẹ đều là kỹ sư. Vì thế, từ nhỏ em đã được tiếp xúc và dần hình thành niềm đam mê với ngành Kỹ thuật.
Trong bài luận của mình, Phương bắt đầu bằng sự tò mò đối với sấm chớp. Lý do là bởi em rất thích mưa. Những hạt mưa rơi xuống làm bốc lên mùi nồng nồng của đất. Giữa cơn mưa lại có những tia chớp xẹt ngang bầu trời. Khi còn bé, hiện tượng đó đã thu hút và khơi gợi sự tò mò trong Phương.
Năm 7 tuổi, Phương được bố tặng cho một bộ lego xếp hình con thuyền. Có ông nội là một kỹ sư cơ khí, vì thế ông đã giúp em lắp ráp con thuyền ấy. Ông còn lắp thêm vào đó mạch điện để con thuyền có thể chạy được mỗi khi nhà ngập nước. Dù đây chỉ là một trò nghịch của hai ông cháu nhưng lại giống như một “tia sét” đánh vào niềm đam mê của Phương ngay từ khi còn bé.
Lớn lên, Phương tham gia một số dự án như mắc điện ở vùng quê nghèo tại Nghệ An. Cô gái Việt nhận thấy điều này không chỉ giúp bản thân thỏa mãn sự đam mê mà còn trao cho em công cụ để lan tỏa những điều tốt đẹp đến cộng đồng.
“Em cảm thấy những điều viết trong bài luận đều là câu chuyện và bản sắc của mình. Thông qua những trải nghiệm ấy, em nói về lý do mong muốn theo đuổi ngành Điện – Điện tử tại Đại học Tufts”, Phương nói.
Theo Phương, viết luận là quãng thời gian gian nan nhất trong quá trình chuẩn bị hồ sơ. Thấu hiểu điều đó, Phương duy trì thói quen viết nhật ký hoặc ghi lại những điều bất chợt em có cảm hứng. Khi bắt tay vào làm bài luận, Phương thường đọc lại những dòng ấy. Theo nữ sinh, những chất liệu đến từ những khoảnh khắc đắt giá ấy đôi khi là yếu tố “chìa khóa” giúp ứng viên nảy ra ý tưởng hay ho cho bài luận của mình.
Trong khi đó, Nguyễn Khánh Ly, học sinh lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, trúng tuyển ĐH Yale với học bổng 8,9 tỷ đồng lại có bài luận lấy cảm hứng từ nhật ký chiến tranh của ông nội. Với bài luận bộc lộ màu sắc cá nhân ấy, Khánh Ly được Đại học Yale gửi thư trúng tuyển ngay từ vòng nộp sớm.
Trong bài luận của mình, Ly nói về việc khi còn nhỏ, em được nghe ông kể rất nhiều về các câu chuyện lịch sử. Nhờ đó, em bắt đầu yêu thích và thêm niềm trân trọng với quá khứ. Cũng từ ấy, Ly bắt đầu trên hành trình làm video, viết nội dung về lịch sử để lan tỏa tới mọi người.
“Khác với ông em - người cầm súng lên để chiến đấu, em sẽ dùng lời nói, ngôn từ để đấu tranh cho hòa bình trên thế giới. Em cũng muốn truyền đi thông điệp “Lịch sử không phải là quá khứ. Đó là một phần của hiện tại và bồi đắp nên hiện tại”, Ly nói về nội dung bài luận gửi đến Đại học Yale.
Theo Ly, khó khăn nhất trong lúc viết luận là việc lên ý tưởng. Đến khi có ý tưởng và bắt đầu viết những bản nháp đầu tiên, Ly gặp thêm khó khăn về việc trau chuốt ngôn từ sao cho vừa truyền đạt được cảm xúc, vừa đúng và ngắn gọn trong giới hạn 650 từ.
“Những bản nháp đầu tiên em viết dài tới 1.500 từ. Vì quen với cách viết của IELTS – vốn mang tính học thuật hơn là văn chương - em khá chật vật trong việc diễn đạt sao cho có “chất văn” nhưng vẫn phải chân thực”, Ly nói.
Đối với Chu Quỳnh Nhi, học sinh lớp Anh 1 trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, bài luận cũng là “cửa ải” khó khăn em phải vượt qua trong quá trình “apply” du học. Để đỗ Đại học Brown trong vòng nộp sớm với suất học bổng 9,3 tỷ, trước đó, Quỳnh Nhi phải nỗ lực thể hiện sự sâu sắc và khác biệt thông qua 7 bài luận.
“Các trường top đầu thường có rất nhiều bài luận phụ nhằm tìm kiếm những ứng viên phù hợp. Tại Đại học Brown, ứng viên phải viết 6 bài luận phụ. Một số đề em thấy khá thú vị như: “Điều gì khiến em cảm thấy hạnh phúc?”, “Nếu được dạy một lớp học ở bậc đại học em sẽ chọn lớp học gì?”, Nhi nói.
Khi viết những bài luận này, Nhi cho biết em cũng được tìm hiểu sâu hơn về bản thân, thậm chí có cách nhìn khác về mình.
“Với đề “Điều gì khiến em cảm thấy hạnh phúc?”, khi đọc yêu cầu, em nhớ ngay tới những người thân thuộc và bữa cơm gia đình. Vì thế, em đã viết về văn hóa trong bữa cơm gia đình của người Việt và cách gắn kết mọi người trong gia đình”.
Còn với đề “Nếu được dạy một lớp học ở bậc đại học em sẽ chọn lớp học gì?”, Nhi cho rằng đây là câu hỏi khiến em tốn nhiều thời gian nhất để hoàn thành. “Em đã nghĩ đến rất nhiều thứ nhưng cuối cùng lại chọn điều đơn giản nhất. Em yêu thích màu vàng và cuộc sống của em gắn nhiều với màu sắc này. Vì thế, em muốn được dạy về lịch sử và tầm ảnh hưởng của màu sắc đến cuộc sống. Cuối cùng, đây lại là bài luận em tâm đắc nhất”, Nhi nói.
Các học sinh Việt trúng tuyển vào đại học Mỹ năm nay đều cho rằng, với những bài luận đi theo lối mòn, không có sự khác biệt… là một trong những lý do khiến ứng viên không tạo dấu ấn với nhà tuyển sinh. Do đó, những bài luận thể hiện được con người, đam mê, dấu ấn cá nhân sẽ là các câu chuyện tự nhiên và lôi cuốn nhất.
Nữ sinh đạt IELTS 9.0, giành học bổng 6,2 tỷ vào đại học MỹDù hoàn thành các chứng chỉ và bài thi chuẩn hóa trong thời gian gấp gáp, Nguyễn Thư Bình vẫn đạt 9.0 IELTS và 1560 SAT ngay trong lần thi đầu tiên. Điều này là điểm cộng giúp Bình nhận được suất học bổng vào đại học Mỹ.