Sáng 16/8,ệtNamvànhữngcâuhỏivẫncònđangbỏngỏkèo banh tại Hà Nội, Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT) đã chủ trì tổ chức hội thảo ASEAN về tần số cho 5G. Buổi hội thảo này nhằm giải quyết những thách thức chung trong việc triển khai mạng 5G tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho rằng, viễn thông là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số, Internet vạn vật (IoT) và cơ sở hạ tầng của cuộc CMCN lần thứ 4. Do vậy, 5G có vai trò đặc biệt trong việc kết nối cơ sở hạ tầng viễn thông và là yếu tố không thể thiếu nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một ASEAN số. Việt Nam đi tìm lời giải cho bài toán 5G Tại Việt Nam, để tận dụng lợi thế từ việc tiên phong triển khai công nghệ này, Bộ TT&TT đã sớm có kế hoạch cho phép thử nghiệm 5G trong năm 2019, quy hoạch phổ tần trong năm 2019 -2020 và cấp phép thương mại vào năm 2020. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã cấp giấy phép cho 3 nhà mạng viễn thông để triển khai thử nghiệm 5G tại một số thành phố lớn. Tháng 5/2019, Viettel đã thực hiện việc kết nối và cuộc gọi đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam. Theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, để cung cấp dịch vụ 5G, trước tiên phải có phổ tần cho mạng 5G. Tuy nhiên, các nước ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức chung trong việc phân bổ phổ tần cho 5G. Nhiều quốc gia trong khu vực đang sử dụng băng tần 3,5 GHz cho các hệ thống vệ tinh trong khi việc sử dụng các băng tần mmW (tần số 26GHz hoặc 28GHz) vẫn còn bị nghi ngại do phạm vi phủ sóng có phần hạn chế. Băng tần 3.5GHz đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển 5G. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như một số nước ASEAN, việc xem xét sử dụng băng tần này cho 5G còn phải tính đến mức độ ảnh hưởng đến các đài thông tin vệ tinh trái đất. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã phát thử nghiệm 5G ở băng tần 3.5GHz nhằm nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng để đưa ra quyết định chính xác nhất về việc có quy hoạch sử dụng băng tần 3.5GHz cho 5G hay không. Đó cũng là lý do mà Cục Tần số VTĐ đang tìm kiếm giải pháp quy hoạch băng tần phù hợp cho 5G. Cục Tần số cần VNPT cùng giải câu chuyện tần số 5G Theo ông Đoàn Quang Hoan – Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, tất cả mọi người đều đánh giá rất cao vai trò của 5G đối với tương lai của thông tin di động và chuyển đổi số. Việc phát triển 5G, ngoài vấn đề công nghệ còn đòi hỏi một băng thông lớn, tức là phải có đủ tần số để phát triển 5G trên tất cả các ứng dụng của nó. Cả 3 khu vực tần số cao, tần số trung bình và tần số thấp đều rất cần cho 5G. Khu vực tần số cao rất quan trọng đối với ứng dụng Internet tốc độ siêu cao. Băng tần trung bình là 2.6GHz và 3.5GHz đáp ứng yêu cầu phát triển băng thông tốc độ cao nhưng vùng phủ cũng chỉ tương đối. Trong khi đó, băng tần thấp đáp ứng yêu cầu về vùng phủ, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Chia sẻ với Pv. VietNamNet, ông Đoàn Quang Hoan cho rằng, đối với thông tin di động, băng tần thấp gần như đã sử dụng hết cho 3G và 4G. Băng tần hiện tại bị chia nhỏ nên khó có băng thông đủ lớn để phát triển 5G. Vậy nên, cả thế giới, khu vực lẫn Việt Nam đều đang tập trung nghiên cứu việc sử dụng băng tần trung bình 2.6GHz và 3.5GHz. Việc sử dụng băng tần 3.5GHz vấp phải một khó khăn lớn. Đó là việc băng tần này hiện đang được các nước gần xích đạo sử dụng cho thông tin vệ tinh. Đối với những nơi có lượng mưa lớn, việc sử dụng thông tin vệ tinh ở băng tần 3.5GHz là cực kỳ quan trọng. Vệ tinh Vinasat-1 của Việt Nam hiện đang dùng băng tần này để cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh cho cả khu vực Châu Á – TBD. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc cung cấp dịch vụ thông tin vệ tinh cho khu vực biên giới và hải đảo. Theo ông Đoàn Quang Hoan, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu làm sao để có thể sử dụng hài hoà băng tần giữa 5G và thông tin vệ tinh. Đây là một việc hết sức khó, ông Đoàn Quang Hoan nói. Hiện Việt Nam đang thử nghiệm và nghiên cứu cách phối hợp sử dụng băng tần trung bình. Tuy vậy, vị Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam cho rằng, để nghiên cứu khả năng phối hợp chia sẻ giữa dịch vụ mặt đất và dịch vụ thông tin vệ tinh, đòi hỏi phải có sự tham gia trực tiếp của VNPT – đơn vị đang sử dụng băng tần này cho dịch vụ vệ tinh. Theo ông Đoàn Quang Hoan, nếu VNPT tích cực tham gia cùng với Cục Tần số VTĐ và Bộ TT&TT thì mới có thể tìm ra được giải pháp. "Tôi hy vọng Bộ TT&TT, Cục Tần số VTĐ và VNPT có thể phối hợp để nghiên cứu sử dụng băng tần này cho 5G trong tương lai”, ông Đoàn Quang Hoan nói. Trọng ĐạtThứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải xem 5G là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế số. Ảnh: Trọng Đạt Hội thảo ASEAN về tần số cho 5G vừa diễn ra tại Hà Nội. Chia sẻ của đại diện Việt Nam tại Hội thảo ASEAN về tần số cho 5G. Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong trong việc triển khai mạng 5G. Do đó, nhiều bài toán không có trong kho kinh nghiệm quốc tế mà tự chúng ta phải tìm ra lời giải.