PGS.TS Nguyễn Thu Thủy,ànhthiếtkếvimạchcầnnhânlựcchấtlượngcaotrongnămtớkqbd mới nhất hôm nay Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT mới đây có buổi chia sẻ chuyên đề về đào tạo nhân lực công nghiệp chip bán dẫn tại các trường đại học tại Việt Nam. Trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn đang được quan tâm, đặc biệt sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9, Việt Nam được cho sẽ trở thành một trong những quốc gia chủ chốt của ngành công nghiệp bán dẫn vi mạch.
Hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạchđòi hỏi nhiều nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bà Thủy cho rằng giáo dục cần phải đi đầu, dẫn dắt, định hướng để bắt kịp cơ hội, trong đó cần có sự chuẩn bị về kỹ càng về nhân sự, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao ngành bán dẫn.
Cần 50.000 người có trình độ đại học trở lên trong 10 năm tới
Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế đến từ Đại học Fullbright, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, vi mạch trong 5 năm tới khoảng 20.000 và 10 năm tới khoảng 50.000 từ trình độ đại học trở lên.
Trong khi đó, số nhân lực thiết kế vi mạch hiện tại có khoảng 5.000 người. Theo giới chuyên ngành đến từ các trường đại học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo trong một vài năm tới khoảng 3.000 người mỗi năm, phù hợp với dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Hiện nay, một số ngành đào tạo phục vụ trực tiếp hoặc gần với lĩnh vực chip bán dẫn gồm: Hóa học, Vật lý, Vật liệu – cung cấp nhân lực về nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu bán dẫn. Với nhân lực về thiết kế và sản xuất vi mạch, các ngành phù hợp nhất là Kỹ thuật điện tử, Điện tử viễn thông. Những ngành gần gồm: Kỹ thuật điện, Điều khiển và Tự động hóa, Cơ điện tử.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đối với các ngành phù hợp như Điện tử viễn thông, Vi điện tử, số lượng tuyển mới khoảng 6.000 mỗi năm, tốt nghiệp khoảng 5.000 mỗi năm. Với những ngành gần như Cơ điện tử, Tự động hóa, Kỹ thuật máy tính tuyển mới khoảng 15.000 mỗi năm, tốt nghiệp khoảng 13.000 mỗi năm.
“Như vậy, nếu 30% sinh viên các ngành phù hợp và 10% các ngành gần theo học các chuyên ngành vi mạch bán dẫn, số lượng 3.000 người tốt nghiệp mỗi năm là khả thi”, bà Thủy nói.
Bà Thúy cũng khẳng định trong những năm qua, Việt Nam đã có chính sách khuyến khích các trường phát triển các ngành đào tạo STEM, trong đó tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin - truyền thông, AI, Bigdata…
Trong giai đoạn 2019-2022, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Ba lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình hàng năm mạnh nhất là Máy tính và Công nghệ thông tin (17,1%), Công nghệ kỹ thuật (10,6%).
“Như vậy, thí sinh giỏi bắt đầu có sự định hướng và tìm đến với lĩnh vực này ngày càng nhiều hơn. Đây là một tín hiệu rất tốt. Bên cạnh đó, các trường kỹ thuật công nghệ hàng đầu hiện cũng sẵn sàng về năng lực đào tạo nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, vi mạch”, bà Thúy nói.
Bài toán thu hút đầu vào
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn, vi mạch vẫn chỉ ở dạng tiềm năng. Vì thế, thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên giỏi theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp hàng đầu như Mỹ.
Trước thực tế này, Bộ GD-ĐT đề xuất 3 nhóm chính sách.
Thứ nhất,để thu hút, khuyến khích người học cần phải có những chính sách hỗ trợ như học bổng, tín dụng ưu đãi, miễn giảm học phí…
Thứ hailà hỗ trợ và đầu tư đột phá để tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu, trước hết là năng lực của đội ngũ giảng viên, trang thiết bị thí nghiệm và công cụ phần mềm thực hành, phòng thí nghiệm và mô phỏng.
Thứ ba là khuyến khích, thúc đẩy hợp tác giữa đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bà Thủy cho biết, Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng 2 đề án quan trọng trình Thủ tướng vào cuối năm nay, bao gồm đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công nghệ cao, trong đó đề xuất những phương án phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực STEM và công nghệ cao nói chung (bao gồm cả lĩnh vực điện tử bán dẫn và vi mạch).
Ngoài ra, đề án xây dựng một số trung tâm nghiên cứu và đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0, trong đó sẽ đề xuất những cơ chế, chính sách, dự án đầu tư để có thể hình thành các nhóm nghiên cứu về công nghệ cao gắn với đào tạo sau đại học.