Chán chồng, 'bà thím' U60 đi du lịch bụi suốt 3 năm chưa muốn về nhà_aston villa vs burnley
Mệt mỏi vì công việc nhà và cuộc hôn nhân không hạnh phúc,ánchồngbàthímUđidulịchbụisuốtnămchưamuốnvềnhàaston villa vs burnley người phụ nữ 56 tuổi đã thực hiện chuyến du lịch kéo dài hơn 3 năm xuyên Trung Quốc, thách thức các chuẩn mực giới tính đã tồn tại từ lâu đời.
Mỗi đêm, bà cuộn tròn trong căn lều đặt trên nóc xe, chỉ có một mình. Bà thường ăn ở bãi đậu xe. Sáu tháng qua, bà chỉ gặp con gái và các cháu một lần, còn chồng bà thì chưa hề gặp.
Bà Su Min, năm nay 59 tuổi, chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn thế.
“Tôi đã làm tròn trách nhiệm một người vợ, một người mẹ, một người bà. Bây giờ, tôi ra ngoài để tìm lại chính mình”.
Suốt hơn 3 năm qua, bà đã ghi lại hành trình của mình để chia sẻ với hơn 1,35 triệu người theo dõi trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
Sự hấp dẫn trong những video của bà không phải là khung cảnh tuyệt đẹp trên đường đi, mặc dù khung cảnh đó rất phong phú. Sự hấp dẫn nằm ở những chia sẻ cởi mở mà bà thường tâm sự với khán giả của mình, về cuộc hôn nhân bị ngược đãi, sự không hài lòng với cuộc sống gia đình và sự tự do bà mới tìm được.
Thái độ thẳng thắn nhưng tâm hồn mềm yếu đã khiến bà Su – một công nhân về hưu có trình độ học vấn trung học – trở thành một biểu tượng nữ quyền hiếm thấy ở Trung Quốc.
Nhiều người phụ nữ lớn tuổi gửi cho bà những tin nhắn chia sẻ rằng họ cảm giác thật quen thuộc khi nghe những câu chuyện. Họ chào đón bà ở mỗi điểm đến, tặng bà hoa quả và mời bà ăn bữa tối.
Với những phụ nữ trẻ, bà là người đưa ra lời khuyên về hôn nhân và nuôi dạy con cái. “Tôi ước gì mẹ tôi có thể giống như dì Su, sống cho chính mình thay vì sống cuộc đời trói buộc”, một bình luận dưới video của bà viết.
Sự nổi tiếng bất ngờ của bà Su một lần nữa đề cập tới 2 vấn đề lớn trong xã hội Trung Quốc: Sự lan truyền nhanh chóng của Internet và nhận thức ngày càng cao về bình đẳng giới ở một đất nước mà vai trò giới truyền thống vẫn còn ăn sâu, đặc biệt là ở các thế hệ lớn tuổi.
“Trước đây, tôi nghĩ mình là người duy nhất trên thế giới không hạnh phúc” - bà Su chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn từ bên trong căn lều màu be của mình.
Chỉ sau khi chia sẻ video của mình lên mạng, bà mới nhận ra có rất nhiều người giống mình.
Trước khi bỏ lại chồng con để thực hiện chuyến đi này, bà Su hiếm khi đi du lịch. Nhưng từ lâu bà đã say mê ý tưởng lái xe. Bà kể, lớn lên ở Tây Tạng, đôi khi lỡ chuyến xe buýt về nhà, bà phải đi bộ gần 20km qua những ngọn núi. Mỗi lần có xe tải đi qua, bà tưởng tượng mình được ngồi sau vô lăng, an toàn và thoải mái. Nhưng ô tô ngày ấy rất hiếm và việc sở hữu một chiếc dường như là điều không thể.
Năm 18 tuổi, bà chuyển đến Hà Nam và làm việc trong một nhà máy phân bón. Năm năm sau, bà kết hôn. Cả hai chỉ gặp nhau một vài lần trước khi cưới. Vào thời điểm đó, chuyện này không phải là hiếm nhưng bà nghĩ hôn nhân có thể là một cách để thoát khỏi gánh nặng mà bà đang phải mang vác ở nhà bố mẹ đẻ.
Nhưng ngược lại với suy nghĩ của bà, sau khi lấy chồng, bà thấy mình phải gánh thêm nhiều việc nhà hơn, lại còn bị chồng lạm dụng cả về thể chất và ngôn từ. Chồng bà hay biến mất một thời gian dài, và cứ khi nào bà hỏi ông ta đã đi đâu là sẽ bị đánh. Có lần, ông ta còn dùng chổi đánh bà.
Tuy nhiên, bà chưa bao giờ nghĩ đến việc ly hôn vì lo lắng về sự kỳ thị của xã hội. Bà cam chịu cuộc sống ở nhà nội trợ.
Năm 2017, con gái bà sinh đôi 2 bé gái. Việc chăm sóc các cháu khiến bà rất vui nhưng cũng đồng nghĩa với việc bà chẳng thể đi đâu cả. Mặc dù tuổi tác đã khiến chồng bà bớt nóng nảy hơn nhưng hầu như cả hai không nói chuyện. Cứ khi nào nói chuyện là họ lại cãi nhau.
Bà tìm được niềm an ủi trong những cuốn tiểu thuyết về du hành thời gian và những bộ phim truyền hình dài tập lãng mạn của Hàn Quốc. Nhưng bà vẫn cảm thấy vô cùng cô đơn.
Trong những lần tranh cãi nảy lửa với chồng, bà thường ngất xỉu. Một bác sĩ chẩn đoán bà bị trầm cảm.
Vào cuối năm 2019, bà tình cờ xem được một video trực tuyến quay cảnh một người giới thiệu dụng cụ cắm trại của họ trong chuyến đi một mình. Bà nhớ lại giấc mơ lái xe thời thơ ấu.
Suốt vài tháng sau đó, bà miệt mài xem tất cả video về những chuyến đi bằng ô tô. Bà ghi chép rất nhiều: những ứng dụng để tìm địa điểm cắm trại, những mẹo tiết kiệm tiền.
Chẳng bao lâu sau, bà quyết định: Khi các cháu đi học mầm non, bà sẽ tự mình thực hiện một chuyến du lịch. Bà mua một chiếc xe nhỏ màu trắng bằng tiền tiết kiệm và lương hưu hàng tháng khoảng 300 USD (7,4 triệu đồng).
Cả gia đình bà đã phản đối. Bà trấn an con gái rằng bà sẽ an toàn và không để tâm đến ý kiến của ông chồng – người đã chế nhạo bà.
Ngày 24/9 năm 2020, bà buộc chặt chiếc lều lên nóc ô tô, mang theo tủ lạnh mini và nồi cơm điện, bắt đầu khởi hành. Tháng 10 năm đó, bà đăng các video cập nhật khi lái xe. Một trong số đó đã lan truyền trên mạng xã hội Douyin của Trung Quốc. Trong đó, bà mô tả mình bị áp bức như thế nào bởi ông chồng và bị quay cuồng như thế nào bởi việc nhà.
“Tại sao tôi lại muốn đi du lịch?” - bà thở dài. “Cuộc sống ở nhà thực sự quá khó chịu”.
Hàng triệu người đã xem video và chia sẻ nó với các hashtag “người vợ bỏ trốn”.
Bà tiết kiệm phí đường cao tốc bằng cách đi vào các tuyến đường nông thôn. Ban đêm, bà ngủ trong chiếc lều trên nóc xe vì cảm thấy ở trên cao an toàn hơn.
Trong các video, bà ngạc nhiên trước sự tự do mới có được của mình. Bà lái xe ở tốc độ mình mong muốn. Ở mỗi điểm dừng, bà lại có thêm những người bạn mới. Bà hay bật cười khi nhiều người hỏi bà đi cùng ai.
Bà Su chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi thích ăn ớt cay nhưng gia đình tôi không thích nên tôi phải ép mình không ăn ớt. Bây giờ, tôi đã có thể ăn ớt mỗi ngày”.
Đôi khi bà cũng gặp phải những người bất mãn. Có lần, một người đàn ông bảo bà "sao lại có thể tiết lộ chuyện riêng tư của gia đình như thế". Anh ta nói nếu gặp sẽ đánh bà.
"May là tôi chưa gặp anh” - bà nói.
Con gái của bà Su, chị Du Xiaoyang cho biết mẹ chị dường như trở thành một con người khác. “Bây giờ, mẹ muốn gì sẽ làm nấy. Trước đây, mẹ sợ hãi mọi thứ”.
Có lần, một trang web mua sắm xa xỉ đã lấy hình ảnh của bà để quảng cáo nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Tuy nhiên, bà Su vẫn đỏ mặt khi được hỏi về danh xưng mới của mình. Bà cho rằng mình vẫn chưa đủ tư cách để là một nhà hoạt động vì nữ quyền. “Phải mất rất nhiều năm tôi mới nhận ra rằng mình phải sống cho chính mình”.
"Đó là thứ mà tôi đang vươn tới, chứ không phải thứ mà tôi đã làm được".
Mặc dù được coi là biểu tượng của nữ quyền ở Trung Quốc, nhưng bà vẫn đặt ra những giới hạn cho sự thay đổi của mình. Bà bảo sẽ chuyển ra ngoài nếu chồng tiếp tục đối xử tệ bạc, nhưng bà không muốn ly hôn vì biết rằng con gái sẽ cảm thấy có nghĩa vụ phải chăm sóc bố nếu bà rời đi.
Nhưng hiện tại bà chưa nghĩ đến chuyện trở về.
“Cuối cùng, tôi cũng đã ra ngoài. Bây giờ, tôi muốn bỏ lại cuộc sống đó. Tôi cần thời gian để nó tan biến".
"Có rất nhiều thứ mà khi thời gian trôi qua có thể gây ra những hệ quả mà bạn không bao giờ tưởng tượng được” - bà nói.