Theânphảilắpthiếtbịkíchsóngtráchnhiệmcủanhàmạngởđâbảng xếp hạng u19 c1o thống kê của Cục Tần số Vô tuyến điện, từ tháng 5/2015 đến nay, Trung tâm Tần số vô tuyến điện Khu vực I - Cục Tần số Vô tuyến điện, đã nhận được hơn 50 kháng nghị can nhiễu từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động Viettel, MobiFone, VinaPhone. Các can nhiễu xảy ra trên các băng tần số 900MHz, 1800MHz và 2100MHz đã được cấp phép sử dụng cho hệ thống 2G, 3G. Khu vực xảy ra can nhiễu gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân… thuộc thành phố Hà Nội. Các vụ can nhiễu đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ của các nhà mạng thông tin di động như tỷ lệ rớt cuộc gọi tăng cao bất thường, suy giảm tốc độ kết nối, thậm chí làm gián đoạn kết nối mạng 3G.
Trước các phản ánh của các mạng di động liên quan đến vấn đề thiết bị kích sóng gây nhiễu cho mạng di động, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện phân tích rằng do đặc điểm đô thị Việt Nam ngõ nhỏ, phố nhỏ nên khả năng phủ sóng trong nhà rất khó khăn. Vì không có sóng di động nên người dân phải lắp thiết bị kích sóng, thiết bị kích sóng này không đạt chuẩn gây can nhiễu cho các mạng di động. Khi đến nhà dân xử lý nhiễu, nhiều người chia sẻ rằng không muốn lắp đặt các trạm kích sóng di động làm gì nhưng chỉ vì khu vực đó sóng quá yếu nên buộc họ phải gắn thêm thiết bị trong nhà. Về nguyên tắc khi phát hiện sử dụng thiết bị gây nhiễu đoàn kiểm tra có thể xử phạt nhưng nhiều người dân đổ tại sóng yếu do nhà mạng di động.