Apichit Mingwongtham (Aun) là người khiếm thị đến từ vùng Đông Bắc Thái Lan. Vì trót yêu tha thiết tiếng Việt,àngtraikhiếmthịTháiLantựmòđườngđếnViệtNamđểhọctiếngViệkết quả tỷ số đêm qua anh nhiều lần xin bố mẹ cho sang Việt Nam học tiếng. Sau nhiều nỗ lực, hiện Aun đang là chàng sinh viên năm 2, Khoa Việt Nam học, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM.
Điều Aun tiếc nhất cho đến bây giờ là không thể tận mắt ngắm nhìn một Việt Nam tràn đầy màu sắc.
VietNamNet xin trích lại một phần hành trình phi thường của Apichit Mingwongtham.
Chàng trai khiếm thị Thái Lan tự “mò đường” đến Việt Nam để học tiếng Việt
“Đã có người từng tả cho tôi nghe, Việt Nam là một đất nước rất đẹp và duyên dáng qua những tà áo dài tha thướt, chiếc nón lá mộc mạc… Đó là một Việt Nam đầy màu sắc. Thế nhưng, khi nghe xong những lời ấy, trong đầu tôi chỉ hiện lên hai chữ “giá mà”. Giá mà tôi có thể chiêm ngưỡng và thưởng thức được những nét đẹp ấy thì tốt biết mấy.
Tôi là Apichit Mingwongtham, tên ở nhà là Aun (Ẳn). Mọi người hay gọi tôi là “A – un”. Tôi là một người khiếm thị bẩm sinh cả hai mắt, đến từ Thái Lan. Tôi hiện là sinh viên năm 2 Khoa Việt Nam học, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP. HCM.
Tôi đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật tại Thái hơn 10 năm trước. Nhưng chỉ vì tình yêu tiếng Việt, tôi đã sẵn sàng bỏ hết cuộc sống “ổn định” của một gã trai khiếm thị ở quê hương mình và tự “mò đường” đến Việt Nam để học tiếng Việt.
Biết bao nhiêu người hỏi tôi rằng, sao lại mê mẩn tiếng Việt đến vậy. Thực ra, tôi bắt đầu yêu tiếng Việt khi còn là một đứa trẻ 6 tuổi.
Một ngày nọ tôi ghé nhà bà nội chơi, tôi hỏi: “Bà nội ơi, chú hàng xóm đi đâu vậy ạ?”.
“Chú đi làm ở Nhật rồi”, bà trả lời
Tôi tò mò hỏi tiếp: “Nhật đi hướng nào hả bà?”
Chắc hồi đó nội tôi không biết trả lời sao, đành nói: “Đi qua Việt Nam con ạ”.
“Việt Nam ở đâu hả bà ?”, tôi tiếp tục hỏi, nhưng bà không trả lời nữa.
Ngay sau khi tôi về tới nhà, tôi hỏi mẹ rằng Việt Nam ở đâu, mẹ tôi nói: “Việt Nam ở gần Lào”. Cái tên Việt Nam bỗng nhiên được khắc ghi trong đầu đứa trẻ 6 tuổi năm ấy một cách khó lý giải.
Vì nhà tôi ở vùng Đông Bắc Thái Lan (giáp Lào) nên thỉnh thoảng, tôi vẫn bắt được vài kênh đài phát thanh Việt Nam. Tôi hỏi mẹ: “Đây là tiếng gì hả mẹ?”
Mẹ tôi trả lời: “Đây là tiếng Việt con ạ”.
Sau đó tôi bắt đầu thấy hứng thú lắng nghe và bắt chước giọng nói của các phát thanh viên Việt Nam. Chắc đây cũng là lý do vì sao tôi được nhiều người Việt nhận xét rằng giọng của tôi không hề khác gì so với họ. Thời đó, kênh đài Việt Nam trở thành một trong những kênh đài yêu thích của tôi.
Cho tới khi tôi 12 tuổi, vì hoàn cảnh, ba mẹ đã cho tôi đi học trường dành riêng cho người khiếm thị ở Băng Cốc - thủ đô Thái Lan. Kể từ đó, tôi không còn được nghe đài tiếng Việt nữa.
Trở thành sinh viên Khoa Luật năm 2 của trường Đại học Thamasat (Thái Lan), tôi đau đáu và muốn được khám phá Việt Nam. Nhưng hoàn cảnh không cho phép vì rào cản lớn nhất là tôi hoàn toàn không nhìn thấy gì.
Nghĩ mãi, tôi đành cố gắng thuyết phục em trai, em gái và “dụ dỗ” thêm vài người bạn cùng nhau khăn gói đi Việt Nam một chuyến cho thỏa lòng mong ước bây lâu. Dù lúc đó trình độ tiếng Việt của tôi chỉ đạt tới mức “xin chào” là hết cỡ, nhưng sau chuyến đi Việt Nam ấy, tôi luôn tự hứa rằng một ngày đẹp trời không xa, tôi sẽ đặt chân tới Việt Nam một lần nữa, bằng mọi giá.
Cuối năm 2011, trước khi sang Việt Nam học tiếng Việt, tôi có quen vài người qua Internet. Họ dạy tôi tiếng Việt.
Tiếng Việt như có sức hút với tôi đến nỗi, khi đã học rồi, tôi không thể cưỡng lại được nữa. Tôi không muốn khả năng tiếng Việt của mình chỉ dừng lại ở mức độ “học bồi”.
Với suy nghĩ ấy, năm 2013 tôi lấy hết can đảm, xin nghỉ việc, gom hết tiền bạc, khăn gói đồ đạc “mò đường” sang Việt Nam một mình với mục đích duy nhất là học tiếng Việt. Vây là tôi và tiếng Việt thực sự gắn bó xuyên suốt trong một thời gian dài.
Hành trình học tiếng Việt một cách nghiêm túc của tôi được đánh dấu bằng việc tôi đã sang Việt Nam và bắt đầu đăng kí khóa học Tiếng Việt. Trong suy nghĩ của tôi, người Việt vừa hiếu khách, vừa tình cảm và dễ gần.
Thầy cô và bạn bè người Việt đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình học Tiếng Việt. Ban đầu có nhiều khó khăn vì tôi phải đi mua sách tiếng Việt. Do không nhìn thấy nên cả cuốn sách đối với tôi chẳng khác nào tập giấy trắng.
Lúc đó tôi cần có bản mềm để mang đi in thành sách chữ nổi. Tôi mang sách đi phô tô ra nhiều phần khác nhau để nhờ bạn bè người Việt gõ thành bản mềm giùm. Dù họ bận rộn đến đâu nhưng vẫn luôn sẵn lòng giúp đỡ, thậm chí một số bạn còn thức đêm thức hôm gõ bài cho tôi, mỗi người giúp một chút để kịp có sách trước khi khóa học bắt đầu.
Cũng may tiếng Việt dùng hệ chữ la-tinh như tiếng Anh nên tôi có thể đọc được tiếng Việt sau một thời gian ngắn. Vì không thể nhìn thấy nên khi đi học tôi luôn mang theo máy ghi âm để thu lại những gì thầy cô giảng trong lớp rồi mang về nhà ôn tập.
Ngoài ra, thầy cô và các bạn cũng bồi đắp thêm tình yêu nước Việt cũng như văn hóa Việt Nam từng ngày qua những câu chuyện thú vị về văn hóa và con người nơi đây để tôi còn biết “nhập gia tùy tục” khi sống ở một nước khác.
Sau khi về nước được 3 năm, năm 2017, tôi quyết định qua Việt Nam để tham dự kì thi Năng lực tiếng Việt. Hai tuần trước khi thi, tôi mò mẫm sang Việt Nam một lần nữa để chuẩn bị cho kì thi quan trọng này. Chính vì sự giúp đỡ của người Việt mà tôi đã đạt trình độ 6/6 (trình độ C2) trong kì thi năng lực tiếng Việt.
Có thể nói rằng, Việt Nam như là ngôi nhà thứ 2 và người Việt cũng như là anh chị em trong nhà của tôi vậy. Công ơn của người Việt đối với tôi mà nói như là một món nợ mà tôi phải khắc ghi trong lòng vì cả đời này tôi khó mà trả hết.
Dù không nhìn thấy, tôi tôi luôn cảm nhận được tấm lòng ấm áp, thương người của người Việt. Tôi cũng luôn thầm cảm ơn vì sự hiếu khách và đặc biệt là người Việt không hề kì thị hay phân biệt đối xử với một người khuyết tật như tôi.
Bài viết của Apichit Mingwongtham đã đoạt giải trong Cuộc thi Cây bút VSL và Thư Việt Nam 2019 do Câu lạc bộ Sứ giả Văn hóa, khoa Việt Nam học và Tiếng Việt - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG tổ chức dưới sự tài trợ của Quỹ Đào Minh Quang.
Trường Giang
Nghị lực đáng nể của cậu bé không tay
Về đến xã Cam An (Cam Lộ, Quảng Trị) hỏi nhà cậu bé không tay, viết chữ bằng chân rất đẹp là ai ai cũng biết. Câu chuyện về “cậu bé không tay” nỗ lực vượt lên chính mình khiến nhiều người cảm động...