Ở Trung Quốc,ácsĩkêđơnviếtchữcẩuthảtrẻbịngộđộcdouốngquáliềtỷ lệ kèo châu á các bác sĩ phải khám cho rất nhiều bệnh nhân mỗi ngày, có thể lên tới cả trăm người. Việc hoàn tất hồ sơ bệnh án tốn thời gian khiến họ viết nhanh, thậm chí sử dụng một số ký hiệu chuyên môn mà chỉ người trong ngành mới có thể hiểu được.
Tư tưởng phổ biến là bệnh nhân, người nhà không cần biết những ký hiệu này, miễn là người trong hiệu thuốc có thể hiểu để lấy thuốc.
Gần đây, một sự cố y khoa đã xảy ra ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Nguyên nhân do hướng dẫn của bác sĩ không rõ ràng khiến bệnh nhi uống quá liều thuốc dẫn đến ngộ độc.
Khi đó, cậu con trai 4 tuổi rưỡi của ông Trương bị phát ban nên ông đã cho con đi khám. Ngay sau khi uống thuốc, trẻ xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ khắp cơ thể rồi bất tỉnh.
Ông Trương vô cùng hoảng sợ và nhanh chóng đưa con đi cấp cứu. Nguyên nhân là khi kê đơn thuốc, các bác sĩ viết quá xấu đến nỗi người cha luận rằng trẻ cần uống 7 viên 1 lần thay vì 1 viên một lần. Triệu chứng của bệnh nhi do dùng thuốc quá liều, cơ thể không chịu nổi.
Sau khi được rửa dạ dày, trẻ cuối cùng đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, phụ huynh rất không hài lòng và đã đến bệnh viện để trao đổi ý kiến.
Ông Trương cho rằng bệnh viện phải chịu trách nhiệm về việc con mình ngộ độc thuốc do lỗi của bác sĩ. Ông đã khiếu nại lên cơ quan quản lý y tế, đòi bồi thường chi phí và thiệt hại cho gia đình là 50.000 NDT (hơn 171 triệu đồng).
“Ngoài ra, nếu loại thuốc này ảnh hưởng lâu dài đến con tôi, tôi sẽ bảo lưu quyền truy cứu trách nhiệm”, ông Trương nói, theo Sina.
Một số cư dân mạng cho rằng: "Phụ huynh có thể bất cẩn, không để ý đến liều lượng. Nhưng việc bệnh viện trốn tránh trách nhiệm có hợp lý không? Tại sao không viết rõ ràng. Thuốc theo đơn, bệnh viện phải chịu trách nhiệm về việc này”.
Đây chỉ là một trong muôn vàn sự cố liên quan đến y lệnh. Giới quan sát nhận định, phụ huynh thường không am hiểu y học và hoàn toàn tin tưởng vào sự chỉ định thuốc của bác sĩ. Vì vậy, nhân viên y tế phải nghiêm túc và có trách nhiệm hơn trong từng nét chữ của mình.
Năm 2017, một bác sĩ tại phòng khám ở Thâm Quyến đã bị phạt vì viết đơn thuốc không đúng quy định. Bác sĩ kê 2 đơn thuốc chỉ có chữ "răng" ở phần tên khoa và tên bệnh nhân, nội dung chính của đơn thuốc trống trơn.
Bác sĩ giải thích: “Họ muốn được làm sạch răng. Lúc đó, tôi yêu cầu họ điền tên và trả tiền. Sau đó, họ quá bận và quên điền". Cuối cùng, khoa ngoại trú bị phạt 4.000 NDT (khoảng 13,7 triệu đồng) và bị trừ 2 điểm vì hành vi không đúng. Bác sĩ nha khoa bị cảnh cáo và trừ 4 điểm.
Trước đó, năm 2007, Bộ Y tế Trung Quốc ban hành Lệnh số 53 về “Các biện pháp quản lý đơn thuốc”, trong đó Điều 6 quy định rằng đơn thuốc phải được viết gọn gàng, nếu có dấu hiệu đặc biệt cần ghi rõ ràng để người khác nhìn qua cũng có thể hiểu được.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc cải cách quan trọng trong các bệnh viện, đó là chuyển văn bản viết tay của bác sĩ thành tài liệu điện tử. Người bệnh cũng có thể truy cập website của bệnh viện để tìm kiếm bệnh án trước đây.