Trong năm 2018,ổchứcđốithoạilắngnghedângiảiquyếtnguyệnvọngcủadâem nhà cái toàn tỉnh có 125 đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị đối thoại, trong đó cấp tỉnh tổ chức 1 cuộc đối thoại; cấp huyện tổ chức 11 cuộc; cấp xã tổ chức 113 cuộc. Qua việc tổ chức các hội nghị đối thoại đã tạo được sự gần gũi giữa lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân.
Ở cấp tỉnh, trong năm 2018, đồng chí Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đối thoại với nhân dân trong tỉnh tại TP.Thủ Dầu Một về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục xây dựng và phát triển đô thị TP.Thủ Dầu Một giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Buổi đối thoại này có 215 người tham dự, phát biểu 14 ý kiến, kiến nghị, hiến kế; trong đó có 37 nội dung được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trả lời tại hội nghị. Ngoài ra, còn có 26 ý kiến gửi qua thư ký hội nghị tổng hợp được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo Thành ủy Thủ Dầu Một phối hợp các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh xem xét giải quyết theo quy định.
Ở cấp huyện, đến nay, toàn tỉnh có 8/9 huyện, thị, thành phố tổ chức 11 cuộc đối thoại với nhân dân, có 1.459 người tham dự; phát biểu 150 ý kiến, kiến nghị, hiến kế. Cấp xã, có 71/91 xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị đối thoại với nhân dân về các nội dung như phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy; sự quản lý, điều hành của chính quyền; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; mối quan hệ giữa cấp ủy Đảng và đảng viên với nhân dân; đạo đức, lối sống, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong quá trình thực thi công vụ; vai trò, trách nhiệm của bí thư cấp ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống chính trị; công tác tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...
Theo Ban Dân vận Tỉnh ủy, hầu hết nhân dân tham dự hội nghị đối thoại rất phấn khởi, đồng tình cao với Quy chế đối thoại của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc tổ chức trực tiếp cho người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền đối thoại với nhân dân tại đơn vị, địa phương. Đây là cơ hội để nhân dân được phát biểu ý kiến, kiến nghị, hiến kế và bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Thông qua các cuộc đối thoại, nhân dân được cung cấp nhiều nguồn thông tin chính thống về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh của đơn vị, địa phương, để nhân dân hiểu rõ và nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về tình hình của đơn vị, địa phương mình. Từ đó, nhân dân thấy được phần trách nhiệm của mình trong việc tham gia cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh ở tại địa phương.
Việc tổ chức đối thoại đã tạo được sự gần gũi giữa lãnh đạo Đảng, chính quyền với nhân dân; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền nắm và hiểu rõ hơn tình hình, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, góp phần mở rộng dân chủ trong nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; đồng thời tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân, để kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm giải quyết những ý kiến, kiến nghị chính đáng của người dân, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
SÔNG TRÀ