Sự cố đêm giao thừa
Chị Nguyễn Thị Thanh Hồng (hiện 34 tuổi,âmsựmẹbỉmsữaVợchồngbấtđắcdĩlythânchiaconđểchăkeo nha cai. men TPHCM) lập gia đình năm 26 tuổi. Do bận học nên chị quyết định sau 2 năm mới sinh con. Hoàn thành khóa học, chị Hồng bàn bạc với chồng, lên kế hoạch có em bé. Chỉ 3 tháng sau, chị phát hiện có tin vui.
May mắn, chị Hồng không bị ốm nghén, đủ sức khỏe làm việc từ sáng đến chiều. Tuy nhiên, ở tháng thứ 3 của thai kỳ, chị bất ngờ gặp sự cố vào đúng đêm giao thừa.
“Cuối năm, đồng nghiệp mời vợ chồng tôi ăn cưới ở nhà hàng gần phố đi bộ Nguyễn Huệ. Hôm đó đúng giao thừa, phố đi bộ bắn pháo hoa chào đón năm mới. Sau tiệc, chúng tôi cùng sang đó ngắm pháo hoa và xem ca nhạc.
Đến 1h sáng, tôi về đến nhà thì phát hiện dấu hiệu bất thường. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị động thai, phải nằm một chỗ, không được đi làm. Tôi buồn, giận bản thân và lo lắng cho con rất nhiều”, chị Hồng kể trong chương trình Tâm sự mẹ bỉm sữa.
Trong thời gian còn lại của thai kỳ, chị Hồng nghỉ ngơi hoàn toàn, thậm chí không được lên xuống cầu thang.
Ngày chị Hồng đi sinh, nhiều người thân muốn đồng hành, động viên tinh thần. Sau khi “sàng lọc”, cả nhà chọn chồng, mẹ chồng và dì chồng đi cùng chị. Cuối cùng, chị Hồng cũng thuận lợi sinh được một bé trai kháu khỉnh.
“Ly thân” để chăm con
Khi bé đầu cứng cáp, chị Hồng muốn sinh ngay con thứ 2. Chị sợ 2 con cách nhiều tuổi sẽ khó thân thiết, không chơi cùng nhau.
Trong khi đó, chồng chị Hồng lại muốn con trai đầu lớn thêm chút nữa mới sinh thêm. Cả hai nảy sinh mâu thuẫn, không tìm được tiếng nói chung. Sau thời gian căng thẳng, chồng chị Hồng hết cách, đành chiều theo ý vợ.
Chị Hồng tâm sự: “Thực sự, tôi không nghĩ sinh con liên tiếp sẽ vất vả và mệt mỏi. Bé đầu rất bám mẹ, nhưng tôi lại không chuẩn bị tâm lý cho con đã vội sinh thêm.
Vì vậy, bé không chấp nhận việc san sẻ mẹ với em trai. Con thường xuyên quấy khóc, không cho mẹ chăm em. Dù cả nhà sẵn sàng hỗ trợ, giúp tôi chăm bé lớn nhưng con không chịu, đòi ngủ chung với mẹ.
Hễ đứa nhỏ khóc, đứa lớn thức dậy khóc theo và ngược lại. Rơi vào cảnh đó, tôi cũng chỉ biết ôm con và khóc”.
Thời điểm đó, cả nhà chị Hồng đều căng thẳng, mất ngủ. Mệt mỏi kéo dài, chồng chị không giữ được bình tĩnh. Từ đó, vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn, cãi nhau.
“Anh vốn rất chiều tôi nhưng từ khi có bé thứ 2, tôi nói gì anh cũng cau có và bật lại. Ngược lại, tôi thường trách và giận dỗi khi anh vô tâm”, chị Hồng chia sẻ.
Bế tắc, bố mẹ chồng gợi ý chị Hồng hút sữa cho vào bình. Mọi người sẽ cho bé nhỏ bú, còn chị chăm bé lớn. Chồng chị Hồng chịu trách nhiệm ngủ cùng và chăm sóc con trai nhỏ, còn chị lo cho con trai lớn.
Vì 2 bé không thể ngủ chung, nên vợ chồng chị bất đắc dĩ phải “ly thân” dù sống chung nhà. Hai người ngủ ở 2 phòng khác nhau trong 1 năm. Khi bé nhỏ cứng cáp và có thể ngủ ngon bất kể ồn ào, vợ chồng chị mới có thể “đoàn tụ”.
Dù trải qua nhiều khó khăn nhưng nhờ có bé thứ 2, chị Hồng nhận ra mình đã quá bảo bọc con trai lớn. Từ đó, chị tập trung dạy con sống tự lập, thương yêu em trai. Dần dà, bé cũng hiểu chuyện, biết quan tâm và chơi cùng với em nhỏ.
Hai anh em làm gì cũng có nhau, dù đi học hay về quê.
Để được như hiện tại, chị Hồng rất biết ơn sự hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh thần của bố mẹ hai bên. Sau mấy năm vất vả, chị cũng có được hạnh phúc ngắm 2 con trai vui chơi bên nhau.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa