Tranh cãi Bộ trưởng Giáo dục cho cả 3 con học trường tư_bảng xếp hạng bóng đá nhật 2

Bộ trưởng chỉ quyết định như ‘hàng trăm nghìn gia đình khác’

Tân Bộ trưởng Giáo dục Pháp Amélie Oudéa-Castéra đang phải chịu áp lực ngày càng lớn về quyết định cho con mình theo học trường tư. Những chỉ trích liên tiếp của công luận đang làm lu mờ nỗ lực của Tổng thống Emmanuel Macron hướng tới nhiệm kỳ thứ hai bằng một cuộc cải tổ,ãiBộtrưởngGiáodụcchocảconhọctrườngtưbảng xếp hạng bóng đá nhật 2 tờ Lemonade đưa tin.

Nhiều người đặt ra nghi ngờ về nguyên nhân bà bộ trưởng khăng khăng rằng bà phải gửi một đứa con đến trường tư thục vì thiếu nhân sự. Cụ thể, bà chọn trường tư vì "có rất nhiều giờ dạy mà không có giáo viên thay thế nghiêm túc" tại các trường công. 

hinh 1 14.png
Tân Bộ trưởng Giáo dục Pháp Oudéa-Castéra đang đối mặt nhiều chỉ trích. 

Vì vậy, cả ba người con trai của Bộ trưởng Oudéa-Castéra đều theo học tại trường Stanislas danh tiếng, một cơ sở Công giáo gần nhà ở thủ đô Paris. Trường tư thục này đã bị Bộ giáo dục Pháp điều tra từ năm 2023 vì các cáo buộc hành vi kỳ thị người đồng tính và phân biệt giới tính.

Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm đầu tiên tới một trường học với tư cách là bộ trưởng, bà Oudéa-Castéra nói: “Tại một thời điểm nào đó, chúng ta cảm thấy chán nản, giống như hàng trăm nghìn gia đình đã chọn tìm kiếm một giải pháp khác”. 

Phản ứng của tân bộ trưởng đã khiến các giáo viên và đoàn thể giáo dục “dậy sóng”. Bà Guislaine David thuộc hiệp hội giáo viên Snuipp-FSU, cho biết: “Ngay ngày đầu tiên đứng đầu ngành giáo dục, bà ấy đã tấn công các trường học công lập. Phát ngôn của bà bộ trưởng đầy tính hoang tưởng. Nếu không có giáo viên thay thế thì đó là vì hàng nghìn việc làm đã bị cắt giảm”.

Trong khi đó, chủ tịch liên đoàn phụ huynh FCPE Grégoire Ensel mô tả những bình luận của bà Oudéa-Castéra là “vụng về” và có phần “đáng kinh ngạc”. “Đúng vậy, các trường học đang gặp khủng hoảng, nhưng chúng tôi tin vào các trường công lập và chúng tôi chọn gửi con mình đến đó”.

Bộ trưởng Oudéa-Castéra sau đó đã xin lỗi và thừa nhận rằng lời nói của mình “có thể đã làm tổn thương một số giáo viên ở các trường công lập”. Bà hứa “sẽ luôn ở bên cạnh họ, cũng như đồng hành cùng toàn ngành giáo dục”.

Cáo buộc nói dối vì ‘chạy lớp’ cho con

Tuy nhiên, vào Chủ nhật (ngày 14/1), tranh cãi ngày càng sâu sắc hơn khi tờ Libération phỏng vấn giáo viên cũ của con trai lớn bộ trưởng tại trường công mà bà đã cho con thôi học chỉ vài tháng sau khi đến lớp vào năm 2009. 

Cô giáo nói rằng cô ấy “kinh hoàng” khi nghe những tuyên bố của bộ trưởng, cho rằng chúng “hoàn toàn sai sự thật”. Theo giáo viên, vấn đề nằm ở chỗ bà Oudéa-Castéra là một phụ huynh “nóng nảy”, muốn con trai mình bỏ qua một năm để theo học lớp lớn hơn.

Cô giáo cho biết nhà trường đã bác yêu cầu với lý do con bà “chưa đủ lớn”, theo tờ Telegraph đưa tin.  Phản ứng trước thông tin, văn phòng của Bộ trưởng Oudéa-Castéra “bác bỏ một cách dứt khoát những tuyên bố mà tờ Libération đưa tin”. 

Trong khi đó, các hiệp hội giáo viên và phe đối lập trong quốc hội đang lên tiếng đòi bà Oudéa-Castéra từ chức, cho rằng hành động của bà làm xói mòn niềm tin của công chúng vào hệ thống giáo dục mà lẽ ra bà phải bảo vệ.

"Bộ trưởng bị mắc lỗi kép! Trận đấu này bắt đầu thật tốt!", Guislaine David, người phát ngôn của hiệp hội giáo viên tiểu học SNUipp-FSU, cho biết, nói bóng gió đến sự nghiệp quần vợt trước đó của bà Oudéa-Castéra.

Lãnh đạo cánh hữu Marine Le Pen cho rằng vụ việc này đã làm sáng tỏ sự bất lực của chính phủ trong việc cải thiện tiêu chuẩn ở các trường công lập. 

Truyền thống Bộ trưởng Giáo dục Pháp cho con học trường tư

Bên cạnh ý kiến chỉ trích nặng nề, một số người cho rằng đây là vấn đề riêng của mỗi gia đình và các bậc phụ huynh hoàn toàn có quyền lựa chọn cho con mình. Ngoài ra, vụ việc cũng làm dấy lên tranh cãi về các vấn đề như thiếu giáo viên, chất lượng giáo dục tại trường công và trường tư trong hệ thống giáo dục Pháp. 

Việc chọn trường của con cái các Bộ trưởng Giáo dục Pháp thường là chủ đề được công chúng quan tâm và giám sát chặt chẽ. Bà Oudéa-Castéra không phải là bộ trưởng giáo dục đầu tiên cho con mình học trường tư.

hinh 2 10.png
Tân Thủ tướng, cựu Bộ trưởng Giáo dục Pháp Gabriel Atta, cũng theo học trường tư.

Tờ Le Figaro cũng chỉ ra rằng con cái của hầu hết các cựu bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp đều học trường tư như bộ trưởng Pap Ndiaye (2022 - 2023), Jean-Michel Blanquer (2018 - 2022), Luc Chatel (2009 - 2012).

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Pap Ndiaye (2022 - 2023) đã gửi các con của mình đến trường École alsacienne danh giá. Đây cũng là nơi cựu Bộ trưởng Giáo dục, đồng thời là tân Thủ tướng mới được bổ nhiệm Gabriel Atta cũng theo học. 

Khi còn đứng đầu ngành giáo dục, ông Attal đáp lại những câu hỏi về việc học trường tư của ông. “Tôi không cần phải phủ nhận hay xin lỗi về lựa chọn của cha mẹ tôi vào thời điểm đó, như hàng triệu phụ huynh đã làm mỗi năm”. 

Vị tân thủ tướng từng tố cáo “rất nhiều hành vi đạo đức giả” về chủ đề này, bênh vực tân Bộ trưởng Oudéa-Castéra đã “nói chuyện cởi mở về những lựa chọn mà bà đã đưa ra trong gia đình và trong cuộc sống của mình”. 

Từng là niềm tự hào dân tộc, hệ thống giáo dục công lập của Pháp đã chứng kiến các tiêu chuẩn tụt dốc trong những năm gần đây. Giáo dục Pháp tụt hạng trên bảng xếp hạng quốc tế Pisa và hiện còn kém hơn Vương quốc Anh về môn toán. 

Với tư cách là bộ trưởng giáo dục, ông Attal đã tiến hành một số cải cách giáo dục, như tuyên bố yêu cầu tất cả học sinh lớp sáu phải tham gia kỳ thi toán bất kể môn học họ chọn. Ông Attal cũng giành được sự ủng hộ của những người bảo thủ bằng cách cấm học sinh mặc Abaya- loại áo choàng được phụ nữ và trẻ em gái Hồi giáo ưa chuộng. 

Khi nhận chức thủ tướng vào tuần trước, ông Attal cam kết sẽ tiếp tục đảm nhận “sự nghiệp trường học”, mô tả việc cải thiện các tiêu chuẩn giáo dục “đi đầu trong mọi cuộc chiến”.

Tử Huy

Trung Quốc: Hơn 250 giáo viên công lập đồng loạt 'tháo chạy' sang trường tưVụ việc hơn 250 giáo viên trường công của quận Đại Túc, TP Trùng Khánh (Trung Quốc) chuyển sang các cơ sở giáo dục tư nhân giảng dạy gây xôn xao dư luận nước này.