Sản phẩm có tên Antiviral colloidal silver do PGS Hiệp nghiên cứu có công dụng phòng nhiễm vi rút,ógiáosưViệtNamnghiêncứusảnphẩmchốtỷ lệ kèo đá banh bao gồm các vi rút thuộc họ coronas, kháng nấm, sát trùng.
Chia sẻ với VietNamNet, PGS Hiệp cho hay, sản phẩm có các thành phần: nano bạc, chất ổn định nano, ethanol.
Sản phẩm được dùng để xịt lên khẩu trang trước khi sử dụng, sát trùng tay sau khi ho, hắt hơi hoặc trước khi ăn hay sau khi tiếp xúc với động vật, chất thải động vật sẽ có tác dụng kháng khuẩn chống lây dịch virus corona.
Sản phẩm Antiviral colloidal silver do PGS Nguyễn Thị Hiệp nghiên cứu (Ảnh: Trường ĐH Quốc tế) |
“Theo lý thuyết sản phẩm đã có tác dụng và kháng khuẩn. Tôi nghiên cứu đầu tiên là bảo vệ cho gia đình”- chị Hiệp nói và cho hay hiện nay hiẹn nay việc mang khẩu trang y tế chỉ có tác dụng tránh các dịch tiết có chứa vi rút, vi khuẩn bắn vào mình chứ không ngăn được vi rút xâm nhập vào cơ thể.
Khi xịt Antiviral colloidal silver lên khẩu trang, nano bạc sẽ tạo nên lớp màng bảo vệ ngăn được các loại vi rút, vi khuẩn, đồng thời diệt sạch vi khuẩn tuy nhiên có thể với nhiều người các dụng phụ là dị ứng với bạc.
Sản phẩm đã được chị Hiệp thử nghiệm trên động vật và bản thân chị cũng sử dụng và có tác dụng kháng khuẩn (không phải kháng virus). Vì vậy trước mắt sản phẩm sẽ được áp dụng nội bộ trong nhà và cho cán bộ giảng viên vào sáng thứ 2.
PGS Nguyễn Thị Hiệp, nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP.HCM. Chị từng được trao 20.000 USD trong cuộc thi Giải thưởng khoa học ASEAN - Mỹ về nghiên cứu chăm sóc sức khỏe tại nhà nhằm giảm áp lực lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các đô thị.
Chị Hiệp cũng từng được vinh danh trong khuôn khổ của giải thưởng khoa học L’Oreal - UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Hiệp (Ảnh: Lê Huyền) |
Năm 2019 chị Hiệp là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á do tạp chí Asian Scientist vinh danh vì có những đóng góp nổi bật cho cộng đồng trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh.
TS Nguyễn Thị Hiệp từng là cựu sinh viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM. Tốt nghiệp đại học, chị sang Hàn Quốc học cao học và làm nghiên cứu sinh. Từng được để nghị ở lại làm việc với mức lương hàng nghìn USD nhưng năm 2012, chị Hiệp trở về nước làm giảng viên Bộ môn Kỹ thuật y sinh, Trường ĐH Quốc tế.
Những ngày đầu nghiên cứu, chị Hiệp phải đối diện với nhiều khó khăn khi điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, thậm chí không dự án, không tài trợ. Để nuôi đam mê nghiên cứu, chị phải tìm nguồn tài trợ từ nước ngoài. Nhiều lúc bản thân chị tự bỏ những đồng lương ít ỏi hỗ trợ nhóm nghiên cứu.
Trong một chia sẻ với Vietnamnet trước đây, chị Hiệp nói “tôi sinh ra để làm khoa học nên đưa tôi vào vị trí khác chắc cũng không làm tốt. Vì vậy ngoài tình yêu gia đình, tình yêu nghề nghiệp rất quan trọng vì xuất phát từ niềm đam mê chứ không phải từ đồng lương. Nhiều người thấy tôi đi cả thứ bảy và chủ nhật thì nghĩ trường bắt làm, nhưng không phải như vậy mà do tôi tự vạch ra đường đi cho mình. Tôi yêu và xây dựng nghiên cứu khoa học như một đứa con ngoài những đứa con tôi đã sinh đẻ. Vì đây là đứa con tinh thần của tôi nên cũng đẹp đẽ như con của tôi”
Hơn 10 năm nghiên cứu khoa học, chị Hiệp đã hàng chục bố khoa học thuộc ISI, công bố khoa học thuộc tạp chí quốc tế, hàng chục bàibáo khoa học trong các Hội nghị Quốc tế và nhiều công trình khoa học được trao giải thưởng.
Lê Huyền