Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục luôn là một đề tài gây tranh cãi,ựthậthiểnnhiênvềgiáodụcluônbịphớtlờkèo bóng đá thế giới tuy nhiên có một vài quan điểm dường như ai cũng biết và công nhận là chính xác, nhưng lại thường xuyên bị lờ đi. Tác giả Alfie Kohn- người đã xuất bản 13 cuốn sách về giáo dục đã liệt kê và phân tích mười trong số những điểm này trong bài viết dưới đây.
Ngay cả một cái tên rất kêu như “cải cách giáo dục” cũng bị lấy ra làm bình phong cho nhiều vấn đề như đe dọa, hối lộ để nâng điểm |
1. Phần lớn kiến thức học thuộc lòng sẽ nhanh chóng rơi vào quên lãng
Không chỉ học sinh mà hầu hết tất cả những người đã từng có khoảng thời gian mài đũng quần trên ghế nhà trường đều phải thừa nhận một cách tự nguyện hoặc miễn cưỡng, rằng chỉ sau vài tháng hoặc thậm chí vài ngày là tất cả những sự kiện, ngày tháng, định nghĩa đã từng được học thuộc làu như cháo chảy đều bị quên sạch. Hầu hết chúng ta đều chẳng thế nhắc lại nổi phân nửa kiến thức đã học, ngay cả khi có bị dí súng vào đầu đi nữa. Ấy vậy nhưng hầu hết các trường học, nhất là những ngôi trường theo phương pháp giáo dục truyền thống, vẫn cố nhồi nhét thông tin vào trí nhớ ngắn hạn của học sinh.
Điều này có thể được lí giải bằng ba nguyên nhân: thứ nhất, những gì được dạy ở trường thường thiên về hướng cung cấp sẵn kiến thức hơn là để cho học sinh tìm tòi để hiểu được gốc rễ của vấn đề.
Thứ hai là phương pháp giáo dục bị động: nghe giảng, đọc lại tóm tắt trong sách và bị yêu cầu nhắc lại những kiến thức này trước khi kịp hiểu nó là cái gì. Thứ ba là mục đích đi học của học sinh hầu hết là để nhận được điểm cao trong các bài kiểm tra chứ không phải học vì đam mê cá nhân.
2. Biết nhiều chưa chắc đã là thông minh
Ngay cả những học sinh “giỏi” có thể nhớ được phần lớn kiến thức được dạy chưa chắc đã là những người có thể hiểu chính xác những kiến thức đó, mối quan hệ giữa chúng, hay làm thế nào để vận dụng vào cuộc sống thực.
Sự thật là biết nhiều chưa chắc đã thông minh, thậm chí theo nhà khoa học Lauren Resnick, phương pháp học theo kiểu nhồi nhét còn làm ảnh hưởng đến sự thông minh tiềm tàng, khi mà tư duy dường như bị đẩy lùi, vùi lấp bởi hàng núi kiến thức. Mặc dù vậy trường học vẫn tiếp tục xem học sinh của mình như những cái ly rỗng không đáy để đổ đầy kiến thức, và uy tín giữa các trường được so đo bằng cuộc thi xem ai đổ được nhiều hơn, nhanh hơn.
3. Học sinh có hứng thú học tập hơn khi kiến thức trở nên thú vị
Chẳng cần phải lí giải thêm nữa vì nó quá rõ ràng. Ngay cả người lớn cũng cảm thấy hào hứng và có động lực hơn khi làm những việc mà họ thực sự quan tâm hoặc tò mò. Các nhà tâm lý học đã phân tích rằng: Con người không phải là máy móc, chúng ta giải quyết vấn đề với máy móc bằng cách nhập vào một dữ liệu bất kỳ và chúng sẽ cho ra kết quả, nhưng với con người thì còn phụ thuộc vào thái độ, mục đích, trải nghiệm trước đây của họ đối với vấn đề đó.
Nếu một học sinh cảm thấy bài học thật tẻ nhạt, việc học tập thật căng thẳng hoặc quá mệt mỏi khi bị giao cả đống bài tập về nhà sau một ngày dài học ở trường thì nó sẽ ít có khả năng ghi nhớ hoặc hiểu nội dung bài học hơn.
4. Học sinh không hào hứng với những việc bị bắt làm bằng những việc mà chúng được đóng góp ý kiến
Như đã nói ở trên, học sinh sẽ tiếp thu bài học tốt hơn khi cảm thấy hứng thú, và còn gì hứng thú hơn được đưa ra những lựa chọn, quyết định, đóng góp ý kiến cho bài học.
Tuy nhiên môi trường học tập lý tưởng như vậy hiếm khi xuất hiện, đa số là những lớp học nơi học sinh dành phần lớn thời gian làm theo những gì được chỉ định.
5. Kết quả kiểm tra không phải là mục đích duy nhất
Các bài kiểm tra có vô số hạn chế và những điểm không thoả đáng. Chẳng hạn như việc tính giờ (đánh giá cao tốc độ hơn là tính thận trọng), nhiều câu hỏi trắc nghiệm (học sinh không giải thích được câu trả lời của mình), bài kiểm tra được tạo ra bởi những người không hề theo dõi và đánh giá cả quá trình học tập…
6. Trẻ học tốt hơn khi cảm thấy được quan tâm
Có một mối quan hệ mật thiết giữa tâm lý thoải mái của trẻ với khả năng tiếp thu kiến thức. Các nhà khoa học cũng nói rằng các giáo viên nên có khả năng hỗ trợ học sinh về mặt tâm lý, xã hội. Tuy nhiên nhìn chung đa số giáo viên và trường học hiện nay vẫn chỉ được đánh giá trên phương diện học thuật
7. Chúng ta muốn trẻ em phát triền trên nhiều phương diện chứ không chỉ có học tập
Ý tưởng về giáo dục toàn diện- cho trẻ phát triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức, nghệ thuật và các mối quan hệ xã hội song song với việc học tập kiến thức là điều mà hầu hết tất cả mọi người đều tán dương, đồng tình. Rõ ràng để thực hiện được điều này thì vai trò của nhà trường là vô cùng cần thiết, tuy nhiên sự thật là trẻ em vẫn bị nhồi nhét kiến thức ở trường, thậm chí thời gian ở nhà cũng chẳng đủ cho chúng phát triển các kỹ năng khác vì còn hàng đống bài tập phải giải quyết.
8. Một bài học (hay một cuốn sách, một bài kiểm tra) khó hơn không đồng nghĩa với tốt hơn
Đương nhiên là thật vô nghĩa nếu những thứ được dạy ở trường quá dễ, tuy nhiên cũng phản tác dụng nếu dạy những kiến thức quá khó. Nhiều người vẫn đánh giá cao tính thử thách “khắc nghiệt” trong giáo dục, cho rằng càng khó thì càng tốt, tuy nhiên điều này là một sai lầm.
9. Trẻ em không chỉ là những người lớn nhỏ tuổi
Các nhà tâm lý học đã chứng minh được rằng có những giới hạn trong cách trẻ em tiếp nhận một số vấn đề, chẳng hạn như lối nói ẩn dụ, tầm quan trọng của việc giữ lời hứa, ngồi yên một chỗ trong một khoảng thời gian dài. Tương tự, trẻ cũng cần được tự do khám phá, chơi đùa một mình hoặc với bạn bè cùng lứa để có thể phát triển một cách tối đa.
Tuy nhiên, dường như hệ thống giáo dục mỗi lúc một “đi xa” khỏi những nguyên tắc này. Lớp mẫu giáo nay chẳng khác nào lớp một, hoặc thậm chí lớp hai. Trẻ em thay vì được chuyện trò, sáng tạo sẽ phải học những kiến thức mà người lớn cho là cần thiết. Thậm chí, một số người còn đưa ra một ý niệm nực cười có tên gọi “Quen dần đi là vừa”, theo đó để chuẩn bị cho những tình huống xấu xảy ra trong tương lai thì tốt nhất là đối mặt với chúng từ bây giờ đi. Và thế là trẻ em bị đối xử chẳng khác nào một phiên bản thu nhỏ của người lớn, bị tước đoạt khoảng thời gian vui chơi quý báu để làm quen với những bài học, bài kiểm tra.
10. Thành phần quan trọng hơn nhãn mác
Một cây bắp cải thối cho dù có gọi bằng tên gì thì cũng vẫn là bắp cải bốc mùi, tuy nhiên ở trường chúng ta thường quan tâm đến tên gọi hơn là tìm hiểu bản chất.
Ngay cả một cái tên rất kêu như “cải cách giáo dục” cũng bị lấy ra làm bình phong cho nhiều vấn đề tiêu cực như đe doạ, hối lộ để nâng điểm.
(Theo Dân Trí/ Washington Post )