TheảngNinhsẽcóhơnhộthoátnghèkèo chấp bóng đá hôm nayo UBND tỉnh Quảng Ninh, dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ có 1.801 hộ thoát nghèo và 1.015 hộ thoát cận nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 2,69% (tương đương 9.500 hộ nghèo), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Trong những năm qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được tỉnh Quảng Ninh triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả khả quan.
Báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cho thấy: bằng những dự án, chương trình cụ thể, đến nay, Quảng Ninh đã giải quyết việc làm cho 20.000 lao động (đạt 72,7% kế hoạch năm), trong đó tạo việc làm mới cho 13.500 lao động (đạt 71% kế hoạch năm). Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 783/1.359 hộ nghèo với số vốn đã được giải ngân trên 30 tỷ đồng.
Tính trong 9 tháng đầu năm 2017, các địa phương có xã, thôn đặc biệt khó khăn đã tích cực thực hiện đề án 196 bằng việc hỗ trợ cho 3.018 hộ nghèo, với số vốn ngân sách Nhà nước trên 22 tỷ đồng, đạt trên 73% kế hoạch.
Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, ngân hàng chính sách xã hội tại các địa phương đã triển khai vay vốn tín dụng cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế gia đình với số vốn đạt trên 100 tỷ đồng.
Nhờ sự hỗ trợ này, dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ có 1.801 hộ thoát nghèo và 1.015 hộ thoát cận nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 2,69% (tương đương 9.500 hộ nghèo), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Song song với sự hỗ trợ về vốn, các địa phương đang tích cực đầu tư cải thiện hạ tầng kinh tế - xã hội. Hiện các địa phương đang triển khai thực hiện 131/144 công trình hạ tầng thiết yếu thuộc kế hoạch năm 2017 thực hiện Đề án 196 với tổng số vốn kế hoạch giao trên 163 tỷ đồng.
Trong hội nghị đánh giá kết quả Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững và thực hiện Đề án 196, ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh: Công tác xóa đói, giảm nghèo là công việc vô cùng khó khăn, cần sự lâu dài và có những biện pháp thật sự hiệu quả, gắn liền với người dân. Tuy nhiên Nhà nước không thể làm thay, làm hộ mà phải từ chính những người dân.
“Hiện nay nhận thức của người dân, thậm chí của một số cán bộ vùng khó khăn vẫn chưa thay đổi, còn ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo. Hơn nữa chúng ta còn nặng nề về vấn đề đầu tư hạ tầng, chưa tập trung cho phát triển sản xuất. Do vậy, cần phải thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm để chương trình giảm nghèo, xây dựng NTM thực sự hiệu quả với người dân, đặc biệt là người dân vùng khó khăn của tỉnh” - ông Nguyễn Văn Đọc nhấn mạnh.
Trong công tác giảm nghèo, Quảng Ninh sẽ tiếp tục phấn đấu để đến năm 2020 sẽ đưa đưa 22 xã, 11 thôn ra khỏi diện 135.
D.Minh - Thu Hương