Hà Nội dừng cho tiểu học học trực tiếp: Phần đông thở phào, số ít tiếc nuối_bóng đá kết quả giải ngoại hạng anh

Con mới vào lớp 1,àNộidừngchotiểuhọchọctrựctiếpPhầnđôngthởphàosốíttiếcnuốbóng đá kết quả giải ngoại hạng anh cũng chưa được tiêm phòng vắc xin, mấy ngày qua cả hai vợ chồng chị như lửa đốt vì trường thông báo trong tuần tới, học sinh sẽ quay trở lại học trực tiếp.

“Cả nhà tôi cứ nhấp nhổm đi hay không đi. Đi thì thời điểm này F0 nhiều như vậy, chẳng may lây lan trong trường học sẽ rất khổ cho trẻ. Có những con mắc Covid-19 khỏi nhanh và không lây cho ai, nhưng cũng có những con thể trạng yếu sẽ rất lâu khỏi và có thể lây nhiễm cho các bạn khác, thậm chí chuyển nặng khi có bệnh nền.

Chưa kể, chẳng may các con nhiễm bệnh, bố mẹ cũng không thể làm ăn được gì mà phải ở nhà trông con. Rất nhiều nỗi lo kéo theo nếu trẻ quay trở lại trường” - chị Mai bày tỏ nỗi lo ngại của mình.

Do đó, bà mẹ này cho biết rất ủng hộ quyết định của thành phố.

“Đúng là ai cũng mong muốn cho các con được sớm đến trường học, nhưng vào thời điểm này thì không phù hợp chút nào” – chị Mai nói.

{keywords}
Văn bản "gây bão" ngày hôm nay của Sở GD-ĐT Hà Nội

Cũng vui mừng với quyết định của thành phố, anh Phạm Xuân Thành, phụ huynh có con đang học lớp 3 tại Cầu Giấy, cho hay vừa qua, các trường học tiểu học ở ngoại thành cũng đã tổ chức cho học sinh đi học trở lại. “Tôi nghe bạn bè kể rằng không ít bé vừa được tự do đến trường gặp bạn bè đã phải gắn với “F” khiến tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề. Chưa kể lớp có F0 kéo theo cả chục bạn cùng với các thầy cô giáo là F1” - anh Thành nói.

Do đó, ông bố này đồng tình với việc học trực tuyến đến… hết năm học.

“Các con còn quá nhỏ, chưa có ý thức tự bảo vệ mình trong suốt cả buổi học. Do đó, tôi xác định, dù Hà Nội không “quay xe”, tôi cũng sẽ đăng ký cho con tiếp tục học trực tuyến tại nhà chứ không dám mạo hiểm cho con tới trường vào thời điểm này. Chỉ còn 3 tháng nữa là hết năm học, sau đó là nghỉ hè, sao phải liều mình cho trẻ đi học” - ông bố này chia sẻ.

Dù vậy, theo anh Thành, việc thành phố “quyết định hộ” khiến tâm trạng anh thoải mái hơn, không còn phải băn khoăn nhiều về việc con không được gặp gỡ, giao tiếp với bạn bè, thầy cô như các bạn khác.

{keywords}
Học sinh TP.HCM học trực tiếp từ đầu tuần này. Ảnh: Thanh Tùng

Nhưng không phải phụ huynh nào cũng vui mừng như thế.

Có con năm nay học lớp 6, chị Phạm Mai Hương (Hà Đông) buồn rầu nói: “Con vừa chuyển cấp, còn chưa nhìn thấy ngôi trường của mình như thế nào. Suốt thời gian qua phải học online, con cũng không có mấy bạn bè thân thiết. Thời gian dài ở nhà, thi thoảng con xin mẹ đạp xe qua ngắm trường. Quả thực, học online cũng khiến con uể oải hẳn và khó tiếp thu hơn”.

Do vậy, chị Hương vẫn mong muốn các con được đến trường học trực tiếp. “Dịch Covid-19 đã diễn ra trong gần 3 năm nay và không biết sẽ còn tiếp diễn đến bao giờ. Do đó, thay vì mãi đóng cửa trường học, mọi người phải học cách sống chung với dịch bệnh.

Các trường có thể để cho học sinh quay trở lại học tập trên tinh thần tự nguyện. Phụ huynh nào vẫn cảm thấy lo lắng thì để con ở nhà tiếp tục học online. Nhưng tôi cho rằng, việc trẻ không được đến trường và học online quá lâu sẽ làm thui chột nhiều kỹ năng sống, bởi lẽ, trẻ đến trường không chỉ để học mỗi con chữ”.

Chị Lê Thu Hằng (quận Ba Đình) có con đang học lớp 5 cũng bày tỏ sự thất vọng khi nhận tin dừng đến trường.

Những ngày qua, khi ở các nhóm phụ huynh trên mạng cũng như trong nhóm chat của lớp bàn luận sôi nổi về việc chuản bị cho con đến trường vào tuần sau, chị Hằng đã xác định chắc chắn không thay đổi ý định cho con đi học trực tiếp.

“Tôi đã quyết rằng nếu trường mở cửa thì dù chỉ mình con tôi đến lớp, tôi cũng cho đi. Tôi không quá quan trọng việc đi học trực tiếp hay online tiếp thu kiến thức nhiều hơn, mà tôi mong con dứt ra được khỏi chiếc máy tính, nhìn thấy thầy cô, nói chuyện trực tiếp với thầy cô chứ không phải trao đổi qua màn hình và mấy ngón tay gõ phím”.

“Bây giờ thì lại ở nhà… rình nhau, mẹ rình con xem có học tử tế không hay lại vừa học vừa chơi game, chat chit. Con rình xem mẹ không để ý thì lại chúi mặt vào máy tính làm những thứ ngoài chuyện học” – chị Hằng than thở.

{keywords}
Học sinh tiểu học ở ngoại thành Hà Nội cũng đã được tới trường. Ảnh: Thanh Hùng

Không vui nhưng cũng chẳng buồn khi nhận tin cậu con trai lớp 3 tiếp tục ở nhà, anh Tuấn Hà (quận Hai Bà Trưng) chỉ băn khoăn nếu cứ rập rình với đủ loại lý do thế này thì không biết tới khi nào học sinh mới tới trường được.

“Chờ thời tiết đỡ lạnh thì sẽ tới kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ, rồi tới Ngày Quốc tế Lao động. Những ngày này mọi người lại đi du lịch chả lẽ lại chờ xem có bùng dịch không rồi mới cho các con đến trường? Rồi chả mấy lại nghỉ hè, lại nghỉ một lèo mấy tháng nữa?”.

Theo anh Hà, tốt nhất thành phố cứ giữ quy định vùng xanh và vùng vàng cho trẻ đến trường, vùng cam và đỏ học online. Phụ huynh được lựa chọn phương án cho con đi hay ở.

“Tôi biết gánh nặng sẽ dồn vào thầy cô và nhà trường khi vừa phải tổ chức lớp trực tiếp vừa duy trì những lớp online, nhưng đây không phải là việc sẽ kéo dài mãi mãi, nếu chúng ta đặt quyền lợi của các con lên trên hết thì sẽ thu xếp ổn thỏa” – anh Hà bày tỏ mong muốn.

Phương Chi - Thời Vũ

Giáo viên quay cuồng dạy học 'nửa nọ, nửa kia', phụ huynh hoài nghi về hiệu quả

Giáo viên quay cuồng dạy học 'nửa nọ, nửa kia', phụ huynh hoài nghi về hiệu quả

Lớp học ngày càng vơi dần vì “có F”, nhiều trường đã kết hợp dạy học online và offline. Giáo viên quay cuồng, song cách dạy này còn nhiều bất cập.