Ăn xin cũng dùng QR Code tại Trung Quốc, nhưng mọi thứ không phải màu hồng_bd số
Người bố thí dùng smartphone để cho tiền ăn xin tại Trung Quốc
Nhiều đoạn video lan truyền trên Internet cho thấy tại Trung Quốc,ĂnxincũngdùngQRCodetạiTrungQuốcnhưngmọithứkhôngphảimàuhồbd số ngay cả những người ăn xin cũng có mã QR Code cá nhân để lấy tiền bố thí của khách hảo tâm. Thậm chí, trong một video, một cụ bà còn trưng ra cả máy POS để người cho tiền có thể quẹt thẻ nếu không có tiền lẻ.
Một bài viết trên CNBC hồi cuối năm ngoái thậm chí cho rằng Trung Quốc đang sống ở tương lai của thanh toán di động.
Không ai phủ nhận rằng Trung Quốc có tốc độ phát triển thanh toán qua smartphone nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào: Hơn 65% dân số tại nước này đang trả tiền bằng di động. Thị trường thanh toán di động tại đây lớn nhất thế giới và tiếp tục phát triển, các nhà phân tích cho biết tổng giao dịch quý 3/2017 cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Năm 2016, tổng thanh toán bằng smartphone chiếm đến 5 ngàn tỷ USD, cao gấp đôi so với năm trước đó, theo Hillhouse Capital. Con số này cao hơn 50 lần tổng thanh toán di động tại Mỹ. Những con số ấn tượng như vậy chưa ai làm được.
QR Code phổ biến đến mức ngay cả người ăn xin cũng có mã QR Code riêng. Mỗi người chỉ việc dán một mã của mình lên một bìa giấy là có thể đi khắp nơi và xin tiền khách qua đường. Người hảo tâm chỉ cần rút điện thoại, mở ứng dụng lên và dùng camera điện thoại quét qua mã QR Code thì tiền sẽ lập tức chuyển qua cho người hành khất.
Những doanh nhân Việt Nam làm việc tại Trung Quốc cũng kể rằng, khi đi đám cưới, khách đến chung vui có thể không cần mang phong bì tiền mừng, chỉ cần gửi tiền qua tài khoản WeChat của các cặp đôi. Tương tự, việc lì xì năm mới cũng có thể thực hiện qua ứng dụng.
Với việc thanh toán phổ biến như vậy, không khó khi ra chợ mua thịt cá, mua rau củ cũng có thể thanh toán bằng QR Code, chuyển tiền cho người bán bằng ứng dụng trên điện thoại di động. Dĩ nhiên, việc thanh toán này còn dễ dàng hơn ở các nhà hàng, quán ăn, vốn dễ chấp nhận những hình thức thanh toán điện tử.
Trong bài viết của CNBC, tác giả thậm chí cho rằng tiền mặt gần như đã “chết” ở quốc gia này.
Trong bài viết trên Abacusnews, nữ tác giả kể rằng khi đi đến một khu nghỉ dưỡng ở Zhuhai, cô đứng tần ngần trước một máy bán nước tự động và cố tìm khe nhét tiền mặt. Tuy nhiên, sau đó cô nhận ra rằng cách duy nhất để mua nước từ máy này là phải dùng điện thoại di động.