Uông Tường Tuệ (người Quý Châu,ămkhốnkhổcủangườiphụnữmangthaibịbánchonhiềuđànôkeo nha cai fb88 Trung Quốc) bị bán khi đang mang thai hơn 5 tháng. Uông bị mua đi bán lại nhiều lần vì những gã đàn ông không chấp nhận việc cô đang mang thai. Cuối cùng Uông sống trong gia đình họ Quách ở làng Mạnh Gia Ngư, huyện Luân, Đường Sơn, Hà Bắc.
Theo Sina, giống như nhiều phụ nữ bị bán, Uông mắc kẹt dưới ngôi làng dưới chân núi, không thể ra ngoài. Tại đây, cô có một danh tính mới là La Lập Phân, sinh năm 1967.
Những ngày khốn khổ
Ở ngôi làng xa lạ Mạnh Gia Ngư, Uông luôn khao khát được về nhà. Khi nhặt được mẩu bút chì, Uông đã đánh cược tính mạng viết thư cầu cứu.
Cô đưa bức thư cho một tài xế xe đầu kéo đi ngang qua làng và nhờ anh chuyển nó cho gia đình mình ở Quý Châu. Người này nhận bức thư nhưng lại gửi cho gia đình họ Quách - những người đã mua Uông với giá 4.200 tệ (khoảng 14,5 triệu đồng).
Lần đó, Uông bị cả nhà họ Quách đánh đập, dọa nạt: "Còn viết thư nữa, đứa con trong bụng sẽ bị phá bỏ, còn ngươi sẽ bị bán đến một nơi xa xôi hẻo lánh hơn ở phía bắc!".
Sau khi sinh ra Tiểu Vũ - đứa trẻ Uông mang thai khi bị bán, cô lại vô tình nhặt được một chiếc bút. Uông mỉm cười và tin rằng, đây là Chúa đang giúp cô viết thư.
Uông vội vàng viết và gửi thành công. Sau đó, cô đợi mãi không thấy gia đình đến cứu. Uông lại kiên trì viết thêm nhiều lá thư nữa nhưng tất cả đều không có phản hồi.
Đến năm 1996, Uông mang thai với gã đã mua mình và sinh ra một đứa con trai khiến khao khát trở lại Quý Châu ít dần. Cô dường như cam chịu cố phận, chấp nhận thực tế. Dẫu vậy, cuộc sống ở nơi đây khiến Uông vô cùng khổ sở.
Trong làng, do khác biệt phương ngữ, Uông nói người khác không hiểu. Mọi người nói Uông cũng không biết ý tứ. Cô chỉ có thể sống lặng lẽ như đang ở trên một hòn đảo biệt lập. Thêm vào đó, gia đình họ Quách rất nghèo, “nghèo nhất trong những hộ nghèo của làng”. Căn nhà họ sống đổ nát, nằm chơ vơ dưới chân núi.
“Gia đình đó còn không có lương tâm”, Uông nói với phóng viên rằng cô thường xuyên bị đánh đập, mắng mỏ. Mọi người trong nhà canh giữ, theo dõi cô, thậm chí vắt kiệt sức lao động của cô.
Gã đàn ông họ Quách - người chồng trên danh nghĩa của Uông mắc bệnh tiểu đường, mất khả năng lao động. Uông phải một mình làm việc để nuôi cả nhà, bao gồm cả bố mẹ già.
Trong làng Uông ở có một mỏ đá. Mỗi khi xong việc đồng áng, Uông phải đến đó vác đá để kiếm 20 tệ/ngày.
Tiểu Vũ cũng bị gia đình họ Quách ghét bỏ. Khi còn nhỏ, cậu bé liên tục hỏi mẹ tại sao gia đình lại đối xử tệ bạc với cậu như vậy. Mọi người đưa em của Tiểu Vũ đi chơi nhưng không ai cho Tiểu Vũ đi cùng. Tiểu Vũ lấy hộp bánh quy bị con trai nhà chú cầm dao đe dọa. Cậu cầu cứu ông bà, nhưng họ không đáp lời.
Uông không nói với con về việc cô bị buôn bán. Cho đến năm 2009, gã đàn ông họ Quách phải nhập viện vì bệnh tiểu đường và Tiểu Vũ, đang học cấp 3, được gọi đến để chăm sóc.
Uông rất tức giận. Cô bắt Tiểu Vũ phải trở lại trường học. "Đó không phải là cha của con”, cô quát lớn.
Sau khi biết sự thật, Tiểu Vũ đã nghĩ đến việc gọi cảnh sát bắt những kẻ buôn người. Nhưng rồi cậu lo cho sự an toàn của mẹ và bản thân nếu việc báo án không có kết quả tốt. Hơn nữa, Tiểu Vũ rất thương em trai. Cuối cùng, cậu chọn im lặng.
Nhưng số phận nghiệt ngã dường như không muốn họ im lặng. Năm 2014, cậu con trai út chưa đầy 18 tuổi của Uông qua đời trong một vụ tai nạn lao động, phá vỡ mối ràng buộc duy nhất giữa cô và người đàn ông họ Quách.
Sau khi chôn cất con trai, Uông cùng Tiểu Vũ rời khỏi làng - nơi cô đã trải qua 24 năm khổ sở.
Ngày trở về
Trong thời gian sống cùng gia đình họ Quách, Uông được cấp chứng minh thư mang tên La Lập Phân. Tuy nhiên, Uông chưa bao giờ thích cái tên đó. Cô muốn được gọi là Uông Tường Tuệ - cái tên bố mẹ đã đặt cho cô từ khi sinh ra. Vì vậy, sau khi rời khỏi làng, Uông không muốn nhắc đến cái tên đó nữa.
Ngay cả Tiểu Vũ cũng không muốn sử dụng hộ khẩu của gia đình họ Quách. Bởi điều này khiến anh nhớ lại quãng đời bi thảm của mình. Đối với Tiểu Vũ, gia đình này chỉ là “người mua hàng” khiến anh cảm thấy bực bội: “Họ coi mẹ tôi như một công cụ sinh sản”.
Tiểu Vũ đưa mẹ về Quý Châu để tìm cảnh sát, đồng thời đến Cục công an huyện Luân, tỉnh Hà Bắc, cố gắng buộc những kẻ buôn người phải chịu trách nhiệm.
Theo lời kể của Uông, ngày 5/9/1989 khi đang mang thai 5 tháng, cô ra chợ bán gà thì gặp người phụ nữ họ Phùng cùng làng.
Phùng đưa cho cô một ít hạt hướng dương. Sau khi ăn, Uông như người mơ ngủ, ngơ ngác đi theo người phụ nữ. Lên tàu, cô thấy anh trai, chị gái của Phùng và 3 người nữa.
Uông bị những người này bán đến Nhạc Dương, Hồ Nam, rồi Hà Bắc. Cuối cùng, cô bị bán cho nhà họ Quách và tận mắt chứng kiến họ đếm tiền.
Mấy chục năm trôi qua, cô mới lại tìm được đường về nhà. Chỉ tiếc rằng, khi trở về, bố mẹ Uông đều đã qua đời. Căn nhà khi xưa giờ đã bị san phẳng. Các hộ dân trong làng cũng đã dời đến nơi khác sau một đợt tai biến địa chất.
Chỉ có cây bạch quả phía sau làng vẫn còn đó, thân cây đã trở nên dày hơn. Năm 2022, trong dịp gần nhất về thăm làng cũ, Uông giục con trai chụp ảnh cây bạch quả.
“Chúng tôi thường hái bạch quả khi còn nhỏ. Trái ăn rất ngon”, Uông nói và cho biết, bây giờ cây bạch quả là thứ duy nhất mà cô cảm thấy quen thuộc.
Cô gái về nhà sau 29 năm bị bắt cóc nhưng phản ứng của mẹ rất đau lòngNgày 9/7/2022, Phó Mộng Cầm, 33 tuổi, quỳ xuống trước mặt mẹ ruột của mình và bật khóc. Đó là giây phút cô đã chờ đợi suốt 29 năm qua.