您现在的位置是:Xổ số 88 > Ngoại Hạng Anh

Sống trong nỗi ám ảnh phải phục tùng cha mẹ_nhận đinh bong đa

Xổ số 882025-01-25 09:43:27【Ngoại Hạng Anh】2人已围观

简介Tin thể thao 24H Sống trong nỗi ám ảnh phải phục tùng cha mẹ_nhận đinh bong đa

"Từ nhỏ đến lớn,ốngtrongnỗiámảnh phảiphụctùngchamẹnhận đinh bong đa tôi làm gì cũng bị cha mẹ la mắng, đánh đập. Tới khi học xong lớp 12, tôi quyết định nghỉ để đi học nghề do khả năng chỉ ở mức trung bình. Tôi rất thích nghề sửa điện thoại, nhưng gia đình nhất quyết không cho học. Thay vào đó, cha mẹ dẫn tôi vào trường trung cấp nghề sửa ôtô, điện lạnh... Tôi đi một vòng rồi ra về.

Vài tháng sau, tôi tìm được việc làm lương 1,5 triệu đồng. Làm được một năm cô tôi cho tiền, nói rằng 'con muốn học gì thì học'. Lúc đó, nghề sửa điện thoại học phí cao, tiền cô cho không đủ nên tôi quyết định qua học sửa chữa máy tính. Học xong đi làm, rồi tôi đi học thêm phần cứng laptop. Tôi cũng dành dụm tiền để về mở tiệm làm riêng.

Nhiều lúc, tôi thấy cuộc đời thật bất công với mình. Đứa em tôi đi học đại học trên TP HCM bốn năm tốn gần 300 triệu, học xong không xin được việc nên đăng ký xuất khẩu lao động, đi xong về giờ ở nhà. Còn tôi phải tự lực tất cả. Nhiều khi tôi tâm sự với anh em, bạn về chuyện lúc trước thích nghề sửa điện thoại mà nhà không cho học, mà chẳng ai tin.

Giờ ra ngoài, thấy ai được gia đình lo cho vài trăm triệu làm vốn lập nghiệp là tôi lại tự cảm thấy tủi thân. Nhưng cũng nhờ hoàn cảnh như vậy, tôi lại càng thêm cố gắng làm lụng, đến giờ cũng đang có dư gần 300 triệu đồng. Tuy ít ỏi những số tiền đó rất có ý nghĩa, nó nhắc tôi nhớ về tuổi thơ bất hạnh của mình để trân trọng hơn cuộc sống hiện tại".

Đó là chia sẻ của độc giả Phú Nguyễnvề cảm giác "lạc loài" trong chính căn nhà của mình. Câu chuyện những đứa con bị ghét bỏ, bị phân biệt đối xử dẫn đến cảm giác lạc lõng ngay trong gia đình mình không hiếm. Khảo sát độc giả của VnExpress ghi nhận 61% cho biết từng bị bố mẹ đối xử thiên vị, trong đó 29% là thường xuyên. Hậu quả là những đứa con ấy lao vào tìm kiếm niềm tin ở bạn bè hoặc những người quen biết dẫn tới bị lạm dụng, lừa đảo cũng như gặp nhiều vấn đề cảm xúc như rối loạn lo âu, thậm chí nổi loạn.

>> Kết cục sau 5 năm về quê làm tròn chữ hiếu

Cũng chịu những tác động tiêu cực vì bị cha mẹ đối xử bất công, bạn đọc Thinhvuongbày tỏ: "Tôi năm nay hơn 70 tuổi rồi nên thấm thía cảm giác của những đứa trẻ 'lạc lõng' trong nhà mình. Những đứa trẻ bị đối xử như thế ra đời có thể không thua kém ai, nhưng rất dễ bị tình cảm gia đình làm yếu lòng hay lo lắng cho ba mẹ khi mình có điều kiện. Và những lúc như thế, họ lại nhận được sự quan tâm khiến họ cảm giác rằng mình đã nghĩ sai và ba mẹ nào mà chẳng thương con.

Nhưng không, đó chỉ là những phản ứng những lời ngon ngọt lúc có được lợi ích. Đến khi không còn giá trị lợi dụng, những người cha mẹ độc hại kia sẽ trở mặt 180° như xưa. Sau cùng thì những đứa trẻ đó chăng còn mang trong mình nhưng suy nghĩ ức chế, thù ghét hay than vãn bất công nữa. Đỉnh điểm là họ nhận ra sự thật cốt lõi và sống mặc kệ đời, không quan tâm, vô hồn và chấp nhận sự thật, không còn trách móc".

Chỉ ra sai lầm của nhiều cha mẹ trong việc áp đặt suy nghĩ lên con cái, độc giả LQLnhấn mạnh: "Có nhiều người vẫn còn mang tư tưởng 'con cái phải một dạ hai vâng với cha mẹ', kể cả khi cha mẹ có đối xử tệ bạc với họ như thế nào đi nữa. Họ có thể buông lời nhận xét 'con cái bất hiếu' khi những đứa con hành xử không tuân theo tiêu chuẩn định sẵn của họ.

Tôi thấy con số 18 thật kỳ diệu. Người ta mặc nhiên những đứa trẻ bước qua tuổi 18 sẽ tự có thể chữa lành những tổn thương thời thơ ấu. Và họ đòi hỏi tất cả những người có tuổi thơ bất hạnh, bị cha mẹ đối xử thiếu công bằng, cũng phải hành xử như người được thương yêu từ nhỏ, bất kể quá khứ của họ có bị tổn thương nặng nề đến đâu đi nữa.

Đừng bảo trẻ con chỉ cần đủ ăn, đủ mặc là được. UNICEF đã nói rất rõ về quyền của trẻ em , đó là quyền được yêu thương. Nên sẽ chẳng có lời bao biện nào cho những người làm cha mẹ đẻ con ra rồi tự cho mình cái quyền hành hạ, quăng quật, đánh đập con cái, rồi sau này lại bắt chúng phải một dạ hai vâng, cung phụng mình. Họ gọi đó là 'đạo đức' nhưng nó lại là 'gọng kìm' kìm kẹp cuộc đời của con trẻ. Những cha mẹ như thế chẳng hề yêu thương con, họ chỉ tìm kiếm cái bảo hiểm khi về già".

Thành Lêtổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

很赞哦!(48437)