Thực ra trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) có nhiều mảng,ộnhận làm ITnhànhạlươnhận định portland timbers nhiều vị trí khác nhau chứ không thể một câu nói mà quyết định hay chỉ ra được toàn bộ vấn đề của một ngành. Nên sẽ có nhiều bạn bảo rằng làm IT nhàn nhã, được ngồi phòng máy lạnh, làm chơi ăn thật, cuối tháng nhận lương cao..., cũng có người bảo đây là công việc vất vả, "bán mạng" để kiếm sống... Tại sao lại có sự khác biệt vậy?
Thực ra, ngành CNTT không chỉ có mỗi DEV (nhà phát triển phần mềm, dịch vụ số) mà còn nhiều lĩnh vực khác như bảo mật, an toàn thông tin, các dịch vụ đi kèm phục vụ lĩnh vực này như Tester (kiểm thử, phát hiện bugs...), QA (quản lý chất lượng, quy trình phát triển phần mềm...), BRSE (kỹ sư cầu nối)... Hệ sinh thái ngành CNTT rất đa dạng, nhiều lĩnh vực cộng sinh lại thành một hệ thống.
Trước khi hệ thống dây chuyền sản xuất ra đời thì hầu hết các cá nhân sản xuất phải tự làm mọi việc. Ví dụ: trước khi Henry Ford làm dây chuyền sản xuất ôtô, hầu như các công nhân phải làm và lắp ráp ôtô nguyên chiếc từ đầu đến cuối. Và họ sẽ mất 48 giờ cho việc lắp ráp một chiếc ôtô, công việc này vô cùng vất vả, cực nhọc. Sau khi Henry Ford tạo ra hệ thống dây chuyền lắp ráp thì năng suất tăng lên gấp 8 lần và thời gian hoàn thành lắp ráp một chiếc ôtô chỉ còn 1,2 giờ. Trong hệ thống đó mỗi công nhân chỉ làm một vị trí công việc duy nhất, không có tính thay đổi.
Một thợ may đo thủ công sẽ phải làm toàn bộ chiếc áo, hay quần cho khách hàng nên thời gian sản xuất rất lâu. Trong khi trong nhà máy may các công nhân sẽ được phân vai, và tự động hóa cao độ nên mỗi người chỉ đảm nhận mỗi việc như người may cổ áo, người may ống tay áo, người cắt vải, người may thân áo, người ráp lại toàn bộ cái áo... làm năng suất tăng lên, công việc nhàn đi.
Hệ sinh thái trong ngành CNTT cũng sẽ như vậy, rất đa dạng. Khi phát triển một sản phẩm để trực tiếp chạy đua với thị trường đang có tính đào thải cao thì gần như các thành viên chủ chốt (key members) sẽ phải dốc toàn lực làm việc cường độ cao. Nhưng khi sản phẩm đã đi vào thống lĩnh thị trường, công ty có tiền, họ sẽ thuê nhiều người tiến hành vận hành hệ thống, bảo dưỡng, nâng cấp... Lúc này, công việc được phân vai, chuyên nghiệp hóa nên sẽ dễ dàng và các DEV "tay ngang" (không được đào tạo bài bản từ đầu) vẫn có thể tham gia.