Chuyện lạ: Những con chuột to như chó con được người Campuchia dùng để dò mìn_lịch bóng đá bundesliga
Tại Campuchia,ệnlạNhữngconchuộttonhưchóconđượcngườiCampuchiadùngđểdòmìlịch bóng đá bundesliga hơn 19.000 người đã bị giết và 51.000 bị thương bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Khoảng 6 triệu quả mìn đã được đặt trên khắp đất nước Campuchia trong các cuộc chiến và xung đột kéo dài từ năm 1971 đến 1993.
Nhờ những chú chuột đặc biệt, được huấn luyện để có thể đánh hơi và định vị thuốc nổ TNT bên trong những quả bom, mìn, tốc độ giải phóng bom mìn tại Campuchia được cải thiện đáng kể. Huấn luyện và điều khiển những con chuột này là nhóm APOPO và anh Ouk Chan, 30 tuổi là một trong số đó.
Anh Ouk thường phải dậy sớm, khoảng 4h sáng để bắt đầu công việc của mình. Việc đầu tiên nhóm của anh cần làm đó là đưa những chú chuột ra khỏi chuồng, bôi kem chống nắng và sau đó đặt vào hộp, rồi lên xe để đến địa điểm cần dò mìn. Ouk chia sẻ rằng nhóm của anh cần làm việc lúc sáng sớm bởi thời tiết sẽ dịu mát hơn và những chú chuột sẽ có hiệu suất làm việc cao hơn. Chuột thường ngủ ngày và đi kiếm ăn vào ban đêm nên làm việc lúc sáng sớm cũng giúp chúng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
APOPO là tổ chức phi chính phủ được thành lập tại Tanzania. Tuy nhiên, hiện tại tổ chức này đang hỗ trợ giải phóng bom mìn trên toàn thế giới. Các quốc gia APOPO từng hỗ trợ gồm Angola, Mozambique, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Trước khi làm việc, những chú chuột cần được đeo đai và sau đó móc vào một chiếc dây. Khi quá trình chuẩn bị đã xong, quá trình dò mìn sẽ được bắt đầu. Nhiệm vụ của những chú chuột châu Phi to đùng này là dùng chiếc mũi đặc biệt của chúng để phát hiện và định vị thuốc nổ TNT bên trong bom mìn. Loài chuột này có thể phát hiện ra 1/1000 gram TNT.
Bên cạnh đó, dùng chuột để dò mìn cũng nhanh hơn so với sử dụng thiết bị dò kim loại. Nó cũng an toàn hơn bởi một con chuột chỉ nặng 1,5kg nên có thể chạy loanh quanh mà không sợ vô tình kích hoạt mìn. Chuột chỉ phát hiện bom mìn trong khi thiết bị dò kim loại sẽ báo động ngay cả khi thấy sắt, thép, đồng... vì thế nó khiến quá trình dò mìn mất nhiều thời gian hơn.
Một con chuột có thể dò mình trong khu vực có diện tích bằng sân tennis chỉ trong 30 phút. Nếu dùng thiết bị dò mìn, phải mất 4 ngày mới dọn sạch một khu vực có diện tích tương tự. APOPO thiết lập những con đường rộng 0,5 mét cho chuột hoạt động và quá trình dò mìn sẽ diễn ra từ từ, nửa mét một cho tới khi làm sạch toàn bộ khu vực bãi mìn. Một chú chuột có thể dọn sạch một khu vực rộng 400 mét vuông mỗi ngày.
Khi phát hiện ra bom mìn còn sót lại, APOPO sẽ gọi đội phá bom mìn tới xử lý. Cho đến thời điểm hiện tại, Ouk Chan và APOPO đã loại bỏ hơn 5.000 quả mình và 40.000 quả bom tại Campuchia. Dẫu vậy, APOPO vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Khoảng 6 triệu quả mình đã được đặt trên khắp đất nước Campuchia trong các cuộc chiến và xung đột kéo dài từ năm 1971 đến 1993.
Con đường mòn nơi anh Ouk và nhóm của mình đang dò mìn đã bị bỏ hoang 20 năm. Không muốn người dân nào muốn đi trên con đường này bởi họ sợ đạp phải bom mìn.
Den Deum, một nông dân 31 tuổi, đã mất một bên mắt vì bom mìn. Năm Den 7 tuổi, một con bò mà anh chăn đã đạp phải mìn và bị nổ tung, Den bị choáng váng không thể đi nổi và bị mảnh vỡ của vụ nổ làm hỏng một bên mắt.
Tại Campuchia, hơn 19.000 người đã bị giết và 51.000 bị thương bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh và khoảng 1 nửa trong số đó là trẻ em. APOPO đã tiến hành giải phóng bom mìn trên khu đất của Den từ năm 2017 và nay con cái của Den có thể thoải mái chạy nhảy mà không cần phải lo sợ. Den cũng bắt đầu có thể trồng ngô trên đất của mình sau bao năm bỏ hoang.
"Những con chuột ấy thật thông minh, nhóm APOPO đã và đang làm một công việc thật tuyệt vời", Den nói.
Nhìn chung, đại đa số người dân Campuchia đều ăn thịt chuột. "Tôi cũng ăn thịt chuột nhưng từ khi làm việc và sống cùng những con chuột này tôi đã không ăn thịt chuột nữa", Ouk nói. "Chúng tôi coi những con chuột này giống như những người anh em và đối xử với chúng như các thành viên trong gia đình. Chúng tôi nuôi và chăm sóc chúng như con vậy".
Theo GenK