Dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường tình dục cần đi khám_lịch thi đấu ngoại hang anh
Theấuhiệumắcbệnhlâyquađườngtìnhdụccầnđikhálịch thi đấu ngoại hang anho các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh mắc phải do quan hệ tình dục với người có bệnh bằng đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Các bệnh này lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, thường gặp như lậu, giang mai, chlamydia, sùi mào gà, herpes sinh dục, HIV, viêm gan B,C…
Các triệu chứng chung của bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm:
- Ở nữ giới có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật ở nam giới kèm theo tiểu đau, tiểu rát hoặc buốt.
- Các vết loét, hay mụn nước, nốt sùi xuất hiện ở cơ quan sinh dục, nổi hạch bẹn.
- Đau bất thường ở vùng bụng dưới ở nữ mà không liên quan chu kỳ kinh nguyệt. Đau khi giao hợp ở nữ hoặc ra máu sau quan hệ tình dục...
Sùi mào gàlà bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, nguyên nhân do HPV, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Biểu hiện bệnh sùi mào gà gồm nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục; Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ; bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu; tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục.
Bệnh sùi mào gà ở nữ thường phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn ống hậu môn và cổ tử cung. Sùi mào gà ở nam giới thường gặp ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.
Giang mai chủ yếu gặp ở người lớn song có thể ghi nhận ở bất cứ lứa tuổi nào, theo TS.BS Trần Thị Huyền, Khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Các biểu của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Một số biểu hiện lâm sàng gồm các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.
Ngoài ra, bệnh nhân có phát ban đỏ nổi mẩn lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; sẩn như mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ; các mảng trắng trong miệng. Bệnh nhân cũng có thể mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt và nổi hạch ở cổ, nách và bẹn.
Lậulà "bệnh xã hội" dễ gặp tại các phòng khám da liễu. Tại Việt Nam, theo báo cáo hàng năm có hơn 3.000 trường hợp, tuy nhiên ước tính có khoảng vài chục nghìn ca. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở nhóm 15-35.
Tỷ lệ nam giới bị mắc bệnh lậu sau một lần quan hệ qua âm đạo với phụ nữ bị bệnh là 20-30%. Trái lại, tỷ lệ phụ nữ bị bệnh sau một lần quan hệ với nam bị bệnh là 60-80%, theo Bệnh viện Da liễu Trung ương.
30% người mắc bệnh lậu đồng nhiễm Chlamydia. Ở nữ giới, 70% người nhiễm Chlamydia không có biểu hiện. Bệnh có thể chỉ biểu hiện bằng ra khí hư bất thường hoặc không, chủ yếu là viêm ở cổ tử cung.
Tương tự, hầu hết phụ nữ mắc bệnh lậu không có triệu chứng. Những dấu hiệu ở phụ nữ có thể gồm đau hoặc nóng rát khi tiểu tiện; tăng dịch tiết âm đạo; chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
Đường lây "bệnh xã hội" không chỉ qua quan hệ tình dục có "thâm nhập" mà việc tiếp xúc nguồn lây như qua vật dụng như dụng cụ y tế, vết cắt, vết loét trên da hay quan hệ bằng đường miệng cũng có thể mắc. Đó là lý do nhiều người dù không quan hệ "thâm nhập", hoặc trẻ nhỏ vẫn mắc bệnh giang mai, sùi mào gà.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục có điều trị được không?- Với một số bệnh do virus gây ra như: HIV/AIDS, herpes, viêm gan B... hiện chỉ có thuốc ức chế, kìm hãm sự phát triển của virus mà chưa điều trị được khỏi hoàn toàn.
- Với các bệnh chữa được như giang mai, lậu, Chlamydia,… cần phát hiện sớm, điều trị đúng, tránh biến chứng. Tuy nhiên, có thể tái phát nếu lại quan hệ với người mắc bệnh.