Mong mỏi của nữ giáo viên 11 năm cắm bản giữa lòng hồ thủy điện Bản Vẽ_cách tính bầu cua trên điện thoại
Hơn 11 năm trước,ỏicủanữgiáoviênnămcắmbảngiữalònghồthủyđiệnBảnVẽcách tính bầu cua trên điện thoại hàng nghìn người dân ở dọc sông Nậm Nơn tự nguyện nhường bản làng, núi rừng cho thủy điện Bản Vẽ tích nước phát sáng. Cuộc di dời dân lớn nhất trong lịch ngành điện lực ở Nghệ An diễn ra nhiều đợt.
Gia đình, vợ chồng cô Lương Thị Nhân (SN 1984), giáo viên dạy môn Sinh và Hoá, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông (huyện Tương Dương) cũng thuộc diện phải di dời về xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương), thuộc khu tái định cư của người dân ở khu vực lòng hồ thủy điện.
Cũng từ đó, hai vợ chồng sống trong xa cách hơn 200km. Từ nơi ở đến trường dạy học, cô Nhân phải trải qua nhiều chặng đường gian nan.
Cô Lương Thị Nhân trước sân trường 11 năm dạy học ở xã Hữu Khuông. Ảnh: Quốc Huy |
“Cháu được 5 tháng tuổi thì em đưa lên ở cùng trường với mẹ. Cháu ở với mẹ được 13 tháng thì đưa về xuôi gửi ông bà ngoại. Cuối tuần là mẹ về thăm con. Nhớ nhất là về năm 2012 khi mới sinh, không có nước, thức ăn phải xin chỗ này đến chỗ khác”- cô Nhân nhớ lại.
Đã 11 năm trôi qua, cô Nhân còn nhớ như in khi lòng hồ thủy điện tích nước, các thầy cô ai khiêng được vật dụng gì thì đưa lên sử dụng. Đường xá rất nhỏ, đi lại vô cùng vất vả, khi nào trời nắng thì nước rút xuống và bùn lầy ở lại.
Từ năm 2010 đến 2014, ở khu vực xã Hữu Khuông không có sóng điện thoại. Cách liên lạc duy nhất là phải viết thư bằng tay. Muốn liên lạc về nhà, thầy cô phải trèo lên ngọn núi cao để dò bắt sóng…
Vào năm 2015, mẹ chồng cô Nhân qua đời nhưng bức thư báo tin gửi lên đến nơi cũng phải mất 1,5 ngày.
“Lúc em mở thư ra thì mới biết mẹ ốm nặng. Em nhanh chóng đi bộ ra thuê thuyền ra trung tâm, rồi bắt xe ôm ra bắt xe khách về Thanh Chương, rồi từ đó qua 2 chặng đường ngắn nữa mới về tới xã. Khi về đến nơi thì mọi người đã đưa tang, lo hậu sự mọi chuyện cho mẹ xong” – cô Nhân nhớ lại.
Cũng theo cô Nhân, ở vùng đất này không ngôn từ nào có thể kể hết nổi vất vả, khó khăn mà người dân, thầy trò đã trải qua. Thương các cháu, các em ở đây hầu hết là gia đình thuộc hộ nghèo đặc biệt khó khăn, nên cô Nhân và đồng nghiệp lại càng thêm cố gắng.
Cô Nhân mong muốn được trở về xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương nơi tái định cư của dự án thủy điện Bản Vẽ để tiếp tục sự nghiệp trồng người. Ảnh: Quốc Huy |
“Đã 11 năm em cống hiến ở Hữu Khuông mà không ngại vất vả, gian nan. Bây giờ, em thật sự mong muốn được về xã Thanh Sơn để dạy học gần nhà. Ở đây, em mới có thời gian gần để chăm con, chăm gia đình, bố mẹ chồng đều đã qua đời, giờ em chỉ còn bố mẹ đẻ…” – cô Nhân nói.
Trao đổi với PV, Thầy Nguyễn Thế Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú – THCS Hữu Khuông cho biết, cô Nhân đã công tác tại trường 11 năm, là giáo viên dạy học ở trường lâu nhất từ trước đến nay... Vì đi dạy ở xa nên không chỉ xa chồng mà con cái cũng phải gửi ông bà ngoại trông nom.
Dù vậy, theo ông Thế Anh, cô Nhân nói nếu chưa được trở về Thanh Sơn ngay thì cô vẫn muốn tiếp tục ở lại dạy học cho những đứa trẻ ở Hữu Khuông.
Xã ‘ốc đảo’ khó khăn nhất Nghệ An
“Riêng xã Hữu Khuông là địa phương nằm ở vị trí ốc đảo của lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, có rất nhiều khó khăn so với các xã khác trong toàn huyện. Thầy và trò ở đây chịu rất nhiều thiệt thòi. Từ hạ tầng cơ sở chưa được đảm bảo, đời sống của nhân dân nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhưng với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của nhiều thế hệ trước đây từ các phụ huynh, học sinh đã bằng tấm lòng của mình hướng tới ngày nhà giáo một cách tình cảm, mộc mạc của người đồng bào” – ông Nhất nói. Cũng theo ông Nhất, Hữu Khuông là xã bị biệt lập trong vùng lòng hồ thủy điện chủ yếu là đồng bào người H’Mông, Khơ Mú và người Thái điều kiện kinh tế xã hội rất nghèo. Đồng bào có tâm muốn hướng tới xây dựng cho con em mình cơ sở tốt nhất nhưng không đủ lực. |
Quốc Huy